Đám cưới hoành tráng 30 năm trước của “hot girl Sài Gòn”, đình đám nhất là màn “cướp người yêu” ngoạn mục

Những ngày lễ dành cho phụ nữ như 20/10, ba Thảo cũng thể hiện tình cảm rất khác người. Ba cô chưa bao giờ mua một món quà cho mẹ. Thay vào đó, ông có cách rất riêng.

Ba mẹ Thảo và tấm hình ghép.
Ba mẹ Thảo và tấm hình ghép.

Bây giờ, nhìn vào cuộc sống yên bình của ba mẹ, ông bà đi trước ai mà nghĩ được quá khứ họ yêu đương, đến với nhau như thế nào.

Có nhiều câu chuyện tình từ thời ba mẹ mà khi đọc xong, người ta phải cảm thán rằng đời nào cũng vậy, khi yêu ai cũng làm được những điều khác biệt.

Màn quỳ gối trước mặt người mình yêu và tuyên bố gây sốc

Nguyễn Hồng Kim Thảo đã chia sẻ một bức hình về đám cưới của ba mẹ. Hồi đó là năm 1989, mẹ Thảo rạng rỡ trong váy cưới, ba mặc vest xanh sành điệu và có cả xe hoa trang trí đẹp đẽ để rước dâu.

Ba Thảo tên Nguyễn Hồng Quân, sinh năm 1956. Mẹ là Nguyễn Thị Kim Đức, sinh năm 1959. Hai người đều là công nhân viên chức về hưu.

Hoàn cảnh quen nhau của ba mẹ Thảo cũng khiến người ta liên tưởng đến phim ảnh hay các chuyện tình lãng mạn trong sách vở.

Thảo kể: "Hồi những năm 80 ba sang Bulgaria theo một chương trình lao động hợp tác. Vì em trai mất nên ba phải bỏ dở, về nước để tang. Một thời gian sau, ba đi xem ca nhạc ở rạp Trần Hưng Đạo. Tại đây ba gặp được mẹ.

Hồi đó, mẹ thuộc dạng "hot girl" đấy, xinh đẹp lắm. Nhìn thấy mẹ, ba trúng "tiếng sét ái tình" luôn. Mê mẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên nên ông cứ theo dõi rồi lén đi cùng mẹ về nhà.

May mà rạp với nhà mẹ gần nhau, cùng ở Quận 5 nên đi có xíu là đến.

Sau khi biết nhà, ba đã đánh liều lao vào để làm quen mẹ cũng như gia đình và được ông bà ngoại tiếp chuyện. Phải khẳng định lại là trước đó ba mẹ không hề quen biết hay nghe tiếng về nhau gì cả. Ba quen mẹ thì cũng quen luôn được ông bà ngoại đó".

"Hot girl Sài Gòn" và đám cưới hoành tráng 30 năm trước: Màn "cướp người yêu" ngoạn mục nhờ cái quỳ gối cùng lời dọa dẫm của chàng trai quá si tình - Ảnh 1.

Nhan sắc của mẹ Thảo khi còn trẻ.

Tuy vậy, vì người con gái mình yêu là "hot girl" nên chuyện làm quen và tán tỉnh của ba Thảo chẳng dễ dàng gì. Đứng trước hàng loạt những thanh niên "sáng giá" khác, ba Thảo dần rơi vào trạng thái "không có cửa".

Thảo tiếp tục: "Mẹ hồi đó có thích ba đâu. Mẹ xinh đẹp nên cũng có chút kiêu kỳ, ba hiền quá, không phải gu của mẹ. Lúc đó mẹ chưa yêu ai nhưng người thích nhiều lắm. Tính mẹ cũng có hơi chút chảnh nên khá kén chọn.

Hồi đó bà ngoại bán cá ở chợ. Những người bán hàng cùng nhờ bà vay nợ hộ tiền ở một tiệm vàng. Ngày đến hạn vì bà ngoại bận nên nhờ mẹ đi trả giúp. Đến tiệm vàng trả nợ xong, ai ngờ con trai chủ tiệm lại mê luôn mẹ và nhờ mẹ của ổng đến hỏi dò giúp.

Cùng thời điểm ấy, một thầy giáo bên trường chuyên Lê Hồng Phong cũng rất thích mẹ và tìm đủ cách để được gặp gỡ".

Nghe kể thì cũng đủ để chúng ta tưởng tượng đến cảnh một cô gái xinh đẹp với rất nhiều chàng trai vây quanh. Ấy vậy nhưng cuối cùng, chính ba Thảo lại là người có được trái tim của mẹ cô.

"Hồi đó, nhà con trai chủ tiệm vàng ưng mẹ quá nên có qua định hỏi cưới. Nhà đó giàu có nhưng không bao giờ tỏ ý khinh người và rất tử tế. Mẹ cũng suy nghĩ dùng dằng lắm nhưng chưa quyết vội là có nên cưới hay không.

Tuy nhiên, lại có những lời đồn cho rằng mẹ sắp làm lễ dạm ngõ với công tử nhà giàu. Điều này khiến ba mình đứng ngồi không yên", Thảo kể.

Vốn là một người hiền lành, ít nói nhưng sau khi nghe tin người con gái mình yêu sắp đi lấy chồng, ba Thảo không chấp nhận được. Có lẽ, ông đã dồn hết những liều lĩnh của mình để đến gặp cô gái xinh đẹp ấy.

Thảo kể: "Hồi đó, thật lòng là ông ngoại mình cũng thích ba vì ba hiền lành lắm. Điều này cũng khiến mẹ suy nghĩ rồi.

Có một hôm, ba đến nhà tìm gặp mẹ. Vừa gặp, ông quỳ gối xuống rồi nói luôn: "Anh thương em lắm, em không chịu anh là anh tự tử chết luôn".

Mình nghe mẹ kể thì cũng bật cười xong trêu: "Sao mẹ không thử từ chối đi rồi xem ba có dám tự tử không" thì mẹ trả lời: "Không, lúc đó mẹ thấy ánh mắt của ba quyết liệt lắm. Nếu không được chấp nhận chắc sẽ làm thiệt mất vì lúc đó ổng "mê" mẹ quá rồi".

Từ một cái quỳ gối và ánh mắt thiết tha, mẹ Thảo dứt khoát từ chối phía con trai chủ tiệm vàng và chọn trao tình yêu cho bố Thảo. Họ yêu đương một thời gian rồi tổ chức đám cưới.

"Lấy em mới được như này, lấy người khác thì không có đâu!"

Khi mẹ Thảo còn bé, gia đình rất khá giả. Tuy nhiên, vì một sự cố nên gia đình phá sản, tiền nong mất sạch. Nhà bên nội của cô lại có điều kiện. Từ những năm 80 mà đã đi xe hơi, ở nhà to. Ông nội Thảo chính là nhạc sĩ Xuân Hồng nổi tiếng.

"Đám cưới diễn ra vào năm 1989, bố mẹ cũng có xe hơi trang trí hoa đẹp lắm, bố mặc vest, mẹ có váy cưới, áo dài. Bây giờ thì những cái đó là quá quen thuộc nhưng mỗi khi nhìn lại ảnh ngày cưới của ba mẹ, mình lại trầm trồ nhiều lắm", Thảo kể.

"Hot girl Sài Gòn" và đám cưới hoành tráng 30 năm trước: Màn "cướp người yêu" ngoạn mục nhờ cái quỳ gối cùng lời dọa dẫm của chàng trai quá si tình - Ảnh 3.
"Hot girl Sài Gòn" và đám cưới hoành tráng 30 năm trước: Màn "cướp người yêu" ngoạn mục nhờ cái quỳ gối cùng lời dọa dẫm của chàng trai quá si tình - Ảnh 4.

Đám cưới của ba mẹ Thảo vào năm 1989.

Với tình yêu vợ dạt dào, ba Thảo đã khiến cho cuộc sống của vợ hạnh phúc. Họ chẳng bao giờ cãi vã to tiếng mà luôn sống yên ấm bên nhau.

Thảo kể tiếp: "Ba đi làm được tiền lương bao nhiêu đưa cho mẹ giữ hết. Ba chẳng hút thuốc, nhậu nhẹt hay trai gái. Ba mẹ cũng không có cãi vã hay xích mích lớn bao giờ. Có bất đồng quan điểm thì cũng chỉ cự cãi chút xíu rồi sau đó tự nói chuyện, làm hòa với nhau thôi.

Mẹ là người hoạt bát. Khi đi làm mẹ cũng là quản lý nên năng động lắm. Mẹ lo hết mọi thứ trong nhà từ nấu nướng giặt giũ cho đến chi tiêu. Ba trầm tính, ít nói nhưng thương mẹ lắm. Mẹ bệnh là ba lo sốt vó, chạy đi tìm thuốc rồi hỏi han chăm bẵm từng chút một.

Mới đây, ăn bữa cơm ngon do mẹ nấu là ba khen: "Lấy em rồi mới được em lo ăn uống đầy đủ và ngon như này. Lấy người khác chắc không được vậy đâu".

Đấy, khi còn trẻ ba chẳng bao giờ nói câu nào ngọt ngào nhưng về già ba lại như vậy đó. Cảm giác như lớn tuổi rồi, ông muốn thổ lộ hết tình cảm trong lòng".

Những hình ảnh trong đám cưới.

Những ngày lễ dành cho phụ nữ như 20/10, ba Thảo cũng thể hiện tình cảm rất khác người. Ba cô chưa bao giờ mua một món quà cho mẹ. Thay vào đó, ông có cách rất riêng.

Thảo tiết lộ: "Ba vừa hiền vừa khô khan chẳng bao giờ nói được ra bằng lời tình cảm của bản thân. Tuy vậy, ông luôn nhớ về những ngày lễ. Vào ngày 20/10, ông lại đèo mẹ đi chơi riêng, dạo phố rồi ăn uống. Vừa đi hai người vừa trò chuyện với nhau cùng ngắm phố phường. Đó là cách thể hiện tình cảm đặc biệt của riêng họ.

Thêm điều nữa là chắc có lẽ ba đưa mẹ giữ tiền hết trơn nên cũng chẳng có nhiều để mà mua cái nọ cái kia. Nhưng bù lại, mẹ cũng không thích chưng diện váy áo hay nước hoa gì cả nên cách của ba đã khiến mẹ vui vẻ rồi".

Hơn 30 năm bên nhau, ba mẹ Thảo vẫn sống rất hạnh phúc. Cô "hot girl Sài Gòn" năm nào đã có tuổi nhưng vẫn rất đẹp và có một tình yêu viên mãn.

"Ba mẹ mình sống vui vẻ lắm. Hiện tại, ông bà đã về hưu và nghỉ ngơi thôi. Cuối tuần, ba mẹ chở nhau đi siêu thị, đi tập thể dục. Hai người giống như một tấm gương để mình và ông xã bây giờ noi theo vậy.

Bây giờ nhiều người có quan niệm kiểu không yêu nữa thì chia tay, không có người này thì người khác nhưng thế hệ ông bà bố mẹ trước thì không vậy. Họ một lòng một dạ với nhau. Ví dụ như ba mình, ông thương mẹ, yêu từ cái nhìn đầu tiên và thương mãi cho đến tận bây giờ", Thảo tâm sự.

"Hot girl Sài Gòn" và đám cưới hoành tráng 30 năm trước: Màn "cướp người yêu" ngoạn mục nhờ cái quỳ gối cùng lời dọa dẫm của chàng trai quá si tình - Ảnh 7.

Hình ảnh của bố mẹ Thảo hiện tại.

Đúng là lại thêm một câu chuyện đẹp từ thế hệ đi trước nữa khiến người ta phải xuýt xoa. Cuộc sống đôi khi chẳng cần nhiều, cứ bình yên, đơn giản mà nhẹ nhàng cùng già đi bên cạnh nhau thôi.

Vậy đó, 20/10 không hoa, không quà cũng có sao đâu. Chỉ cần người đàn ông ấy mãi là chồng, là cha của con mình, là người bạn đồng hành tận tụy đó là niềm hạnh phúc trọn vẹn nhất.

Theo Toquoc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ