Đảm bảo "mục tiêu kép" trong khâu chấm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

GD&TĐ - Khâu chấm thi tốt nghiệp THPT đang diễn ra tại các địa phương. Để đảm bảo mục tiêu kép an ninh, an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19, Ban chỉ đạo thi các địa phương đã chuẩn bị kĩ càng từ nhân lực tới vật lực

Thực hiện nghiêm các quy định an toàn, an ninh trong quá trình chấm thi.
Thực hiện nghiêm các quy định an toàn, an ninh trong quá trình chấm thi.

Chuẩn bị kĩ càng vật chất, đội ngũ

Để công tác chấm thi tuyệt đối không xảy ra sai sót, đảm bảo quyền lợi, công bằng, niềm tin cho người học và xã hội thì công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ chấm thi đòi hỏi Ban chỉ đạo (BCĐ) thi các địa phương chuẩn bị kĩ càng.

Nói về công tác chuẩn bị cho khâu chấm thi, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu, ông Đinh Trung Tuấn cho biết đã huy động gần 300 cán bộ, giáo viên, nhân viên (ngành giáo dục, công an, y tế…) tham gia vào công tác chấm thi và các khâu liên quan.

Khu vực làm phách được bố trí riêng biệt, đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật. Trong khu làm phách có đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, văn phòng phẩm để thực hiện công việc.

Đối với cán bộ làm nhiệm vụ ở khâu làm phách đều được rà soát thành phần, tiêu chuẩn, điều kiện người tham gia Ban làm phách đảm bảo theo quy định và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban làm phách bài thi tự luận...

Đội ngũ giáo viên tham gia công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với tinh thần nghiêm túc, công bằng
Đội ngũ giáo viên tham gia công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với tinh thần nghiêm túc, công bằng

Ở khu vực chấm thi, cả phòng chấm thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm đều bố trí địa điểm cách biệt bên ngoài, có tường rào xung quanh, đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật.

Khu vực chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều có phòng kiểm tra, các phòng chấm thi được bố trí gần nhau, thuận tiện cho công tác quản lý của lãnh đạo Ban và di chuyển của cán bộ chấm thi.

Đặc biệt, với phòng bảo quản bài thi tự luận và trắc nghiệm đều trang bị hệ thống camera an ninh giám sát ghi hình 24/24 giờ; Dung lượng lưu trữ tối thiểu 21 ngày, có bộ lưu điện dự phòng và nguồn điện dự phòng…

BCĐ thi tỉnh Lào Cai cũng cho biết, địa điểm tổ chức các Ban chấm thi (Ban làm phách; Ban chấm bài thi tự luận; Ban chấm bài thi trắc nghiệm) được bố trí cách biệt. Khu vực làm phách độc lập, ngăn cách với các ban khác. Các phòng bảo quản  chứa bài thi tự luận và trắc nghiệm đều đảm bảo an toàn theo đúng quy định của Quy chế.

Lào Cai bố trí tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác chấm thi ở các khâu lên tới 141 người, trong đó thành phần có cả lãnh đạo Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên THPT, công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.

Đảm bảo mục tiêu kép: An ninh – an toàn

Năm nay, Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Do đó, để Kỳ thi diễn ra trọn vẹn thì BCĐ thi các địa phương đều phải đảm bảo mục tiêu kép an ninh, an toàn cho các khâu của Kỳ thi, trong đó có khâu chấm thi.

Bà Dương Bích Nguyệt – Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai thông tin: Để đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác chấm thi, Công an tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ tham gia các Ban của Hội đồng thi; bố trí máy áp chế sóng tại khu vực chấm thi; máy kiểm tra thiết bị thu, phát thông tin của cán bộ làm thi trước khi vào khu vực chấm thi;

Địa điểm chấm thi được đảm bảo nghiêm ngặt về an ninh, an toàn
Địa điểm chấm thi được đảm bảo nghiêm ngặt về an ninh, an toàn

Mặt khác, các phòng làm việc của Ban Thư ký, Ban chấm thi trắc nghiệm và tự luận đều có thiết bị camera an ninh giám sát và công an trực bảo vệ 24/24h (cán bộ công an được bố trí ăn nghỉ tại chỗ).

Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp công tác đảm bảo y tế cho các Ban chấm thi đã được quan tâm, chú trọng. Ngành Giáo dục đã  phối hợp các cơ quan y tế tiêm chủng vắc xin phòng dịch Covid-19 và xét nghiệm cho tất cả cán bộ tham gia chấm thi; phun khử khuẩn toàn bộ khu vực chấm thi.

Tại khu vực chấm thi thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định như khai báo y tế, đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, hạn chế tiếp xúc đông người, thường xuyên sát khuẩn…

Chấm bài thi của thí sinh diện F2, Ban Thư ký chủ trì dưới sự giám sát của các lực lượng thanh tra, công an, y tế đã tổ chức khử khuẩn bằng tia cực tím các bài thi của thí sinh diện F2 trong khu vực làm phách bài thi tự luận trước khi bàn giao cho Ban làm phách và Ban chấm thi trắc nghiệm.

Chia sẻ về công tác đảm bảo an ninh, an toàn chO khâu chấm thi, ông Vũ Dương Uyên – Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Sở GD&ĐT) Tuyên Quang cho biết: Tại khu vực làm phách đã được Ban chỉ đạo thi tỉnh Tuyên Quang khử khuẩn trước khi Ban làm phách bắt đầu làm việc. Cùng đó bố trí dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang và máy đo thân nhiệt cho Ban làm phách.

Ngoài ra còn bố trí 1 phòng dự phòng để xử lý tình huống khi có thành viên có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Bố trí 1 nhân viên y tế chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nhân viên phục vụ các điều kiện vệ sinh, an toàn cho Ban chấm thi làm việc.

Trong khâu đảm bảo an ninh khu vực chấm thi bố trí công an, bảo vệ 24h/ngày  để đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, mưa lũ…

Tại Lai Châu, các khâu của Ban chấm thi, làm phách đều thực hiện nghiêm về phòng chống dịch Covid-19. Thậm chí, tại các phòng chấm thi tự luận giáo viên chấm thi trực tiếp đều sử dụng găng tay y tế trong suốt quá trình chấm để đảm bảo không tiếp xúc với bài thi.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Theo Đức Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.