Đại hội Cựu giáo chức Việt Nam lần thứ IV: Tham gia góp ý xây dựng các chủ trương, chính sách lớn của Ngành

GD&TĐ - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tổ chức đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019-2024. Tới dự và phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tin tưởng, bằng trí tuệ và kinh nghiệm công tác, các cấp Hội và hội viên sẽ tích cực tham gia đóng góp sáng kiến, giải pháp hỗ trợ các nhà trường, cơ sở giáo dục và các thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự Đại hội Cựu giáo chức Việt Nam lần thứ IV.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự Đại hội Cựu giáo chức Việt Nam lần thứ IV.

Sau 15 năm thành lập, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tập hợp được 60 vạn nhà giáo về hưu trong cả nước và chủ động triển khai các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên; tổ chức động viên, thăm hỏi, chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ nhau; phát huy truyền thống tương thân tương ái, vận động các hội viên tham gia ủng hộ, giúp đỡ các nhà trường, giáo viên, học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với các đại biểu tham dự Đại hội.
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với các đại biểu tham dự Đại hội.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Cựu giáo chức Việt Nam và Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện tốt nội dung “4 cùng” trong chương trình phối hợp giữa hai bên, đó là: cùng tham gia phát hiện tình hình; cùng tham gia góp ý xây dựng chương trình hoạt động của ngành; cùng tham gia triển khai một số công việc có chọn lọc; cùng phối hợp chăm sóc đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu.

Bên lề Đại hội, nhiều cựu giáo chức đã đóng góp ý kiến tâm huyết phát triển ngành giáo dục với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Bên lề Đại hội, nhiều cựu giáo chức đã đóng góp ý kiến tâm huyết phát triển ngành giáo dục với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. 

Đặc biệt, Hội đã tích cực tham gia góp ý xây dựng các chủ trương, chính sách lớn của ngành như tham gia ý kiến trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới… Các ý kiến của Hội thể hiện trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm và cũng là sự trăn trở trước các vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục nước nhà.

Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ trong việc xây dựng các chính sách cho nhà giáo, nhất là nhà giáo đã nghỉ hưu như chế độ phụ cấp thâm niên và trợ cấp một lần cho nhà giáo về hưu chưa được phụ cấp thâm niên, hay chính sách cho giáo viên mầm non về nghỉ công tác chưa được hưởng chính sách của Nhà nước. Các chính sách này đã đem lại quyền lợi và sự động viên, khích lệ cho các nhà giáo nghỉ hưu.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Đại hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Đại hội. 

Phát biểu đánh giá cao hoạt động của Hội Cựu giáo chức Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2019, góp phần cùng ngành Giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý, trong nhiệm kỳ mới Hội cần tiếp tục có các hoạt động quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho các cán bộ, nhà giáo đã nghỉ hưu. Có những hình thức chăm lo thiết thực để mỗi người về hưu được cảm thấy ấm tình đồng nghiệp. Khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam trong mọi hoạt động của mỗi hội viên.

 Bằng trí tuệ và kinh nghiệm công tác, các cấp Hội và các hội viên cần tích cực tham gia đóng góp sáng kiến, giải pháp hỗ trợ các nhà trường, cơ sở giáo dục và các thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Hội sẽ là một địa chỉ quan trọng trong phản biện các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo, và cùng đồng hành với ngành Giáo dục trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách đã đề ra. 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng cũng cho rằng, các cấp Hội cần có các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, chủ trương đổi mới của ngành đến người dân, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, tạo sự đồng thuận trong xã hội với các chủ trương, chính sách mới của ngành. Bên cạnh đó, Hội cần tăng cường tuyên truyền các tấm gương nhà giáo tận tụy cống hiến, hết lòng vì học sinh thân yêu, có những hành vi ứng xử đẹp, đổi mới, sáng tạo, tạo sức lan tỏa trong ngành và trong xã hội.

“Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội Cựu Giáo chức Việt Nam triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp giữa hai bên; chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các đơn vị, trường học tăng cường phối hợp, cùng với các cấp Hội hoàn thành phương hướng, nhiệm vụ đề ra” - Bộ trưởng khẳng định.

Hướng tới kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến các nhà giáo lão thành, các thầy cô giáo và gửi tới các thế hệ nhà giáo trên khắp cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam và cá nhân GS Phạm Minh Hạc.
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam và cá nhân GS Phạm Minh Hạc.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam và cá nhân GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng tặng Bằng khen cho một số tập thể và cá nhân xuất sắc của Hội Cựu giáo chức Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.