Đại học Sư phạm Hà Nội huy động giảng viên tinh nhuệ để chấm thi

GD&TĐ - Ngay sau khi khi kỳ thi THPT quốc gia kết thúc, các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẵn sàng lên đường để bắt tay luôn vào công tác chấm thi.

Giảng viên Trường Đại học Sư phạm làm nhiệm vụ coi thi tại Lạng Sơn
Giảng viên Trường Đại học Sư phạm làm nhiệm vụ coi thi tại Lạng Sơn

GS.TS Nguyễn Văn Minh- Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Năm nay, Trường được giao nhiệm vụ phối hợp với Sở GD&ĐT Lạng Sơn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Trường đã cử 550 cán bộ chia thành 20 điểm thi tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Việc phối hợp giữa hai đơn vị rất tốt từ khâu tiền trạm, chuẩn bị chỗ ăn ở, đi lại cho đến sự phối hợp và công tác thực hiện coi thi. Lãnh đạo địa phương và nhà trường đã có sự phối hợp chặt chẽ, có nhiều buổi làm việc từ khi có quyết định của Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức kì thi giữa tỉnh và trường.

Sau đó, Trường và địa phương đã thống nhất cách thức tập huấn cho các cán bộ coi thi. Nhà trường đã tổ chức 2 vòng tập huấn, lần thứ nhất là sau khi có quy chế, lần thứ hai là trước lúc lên đường.

Trong đó, Trường đã phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, giám thị nào nhận nhiệm vụ ở chỗ nào, chức năng đến đâu, giám thị hành lang làm nhiệm vụ thế nào, rồi tập huấn cho đội ngũ thanh tra, tập huấn cho đội ngũ chấm thi trắc nghiệm, tập huấn riêng cho các đồng chí phó điểm trưởng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đối với công tác chấm thi trắc nghiệm sắp tới, Trường và địa phương cũng đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng. Trước kì thi, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã có sự phối hợp để xem xét các máy quét thế nào, có những thay đổi gì về mặt kĩ thuật.

Hiện tại có hơn 10 đồng chí giảng viên đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Các đồng chí này trước đây từng làm công tác chấm thi trắc nghiệm cho các kì thi trước nên lãnh đạo nhà trường cũng tương đối yên tâm.

Tuy nhiên trong công tác chấm thi có mấy điểm cần phải lưu ý. Đó là những thay đổi của máy chấm thi, cách vận hành của phần mềm chấm thi trắc nghiệm, bởi vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ các quy trình.

Tiếp theo là việc phải tập huấn cho đội ngũ giám thị chấm thi cùng những bộ phận khác để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo thực hiện đúng quy định, quy chế.

Kì thi được mọi người kì vọng, trong đó phần chấm thi trắc nghiệm là rất quan trọng nên nhà trường đã chuẩn bị chu đáo. Đội hình cán bộ chấm thi sẵn sàng lên đường ngay sau khi nhận nhiệm vụ.

"Trong bất kỳ cuộc thi nào, những người chấm thi đều áp lực vì đòi hỏi độ chính xác, sự nghiêm túc, đúng quy chế. Bởi vậy, cần biến áp lực trở thành động lực để làm việc cho tốt” - GSTS Nguyễn Văn Minh chia sẻ.

GSTS Nguyễn Văn Minh nói về công tác coi thi và chấm thi THPT quốc gia 2019:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.