Đại dịch Covid-19 làm phát sinh những sáng tạo trong dạy và học

Đại dịch Covid-19 làm phát sinh những sáng tạo trong dạy và học

HS trung học ở thủ đô Bắc Kinh đã học ở nhà từ 17/2, tới ngày 13/4 các em có nhiệm vụ chính là ôn lại bài của học kỳ trước. Tới lúc đó, việc học chương trình mới đã bị cấm tại đây.

Thời gian phải ở nhà vì đại dịch Covid-19, đã khiến GV THCS phải sáng tạo để thu hút và duy trì sự chú ý của HS.

GV Wang Xi tại Trường trung học liên kết với ĐH Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh ở quận Haidian đã nói về kinh nghiệm của mình.

Cô thấy rằng những tài liệu được chia sẻ - nơi nhiều người có thể xem xét và có những thay đổi đồng thời – có rất nhiều lợi ích. HS có thể thấy bài làm của bạn mình và cùng nhau thảo luận.

Cô Wang dùng chương trình chia sẻ tài liệu có tên Graphite trong các bài giảng trực tuyến của mình. Nó cho phép HS nộp bài qua mạng và khuyến khích các em kiểm tra lại công việc của mình thường xuyên.

“HS sẵn sàng hơn trong việc nộp bài đúng giờ và hiệu quả với tài liệu được chia sẻ vì các em biết rằng các bạn cùng lớp đang theo dõi” – cô Wang nói.

Kể từ khi kỳ học mùa xuân bắt đầu ở Bắc Kinh ngày 13/4, thời gian của mỗi bài học trực tuyến được rút ngắn để bảo vệ mắt của HS. Theo quy định của Ủy ban GD thành phố Bắc Kinh, các lớp tiểu học không được kéo dài hơn 25 phút, các trường trung học nên có bài giảng ngắn hơn 35 phút.

Nói chung, HS nên dành ít hơn 1 giờ mỗi ngày để học tập trực tuyến và trong ngày cần có 1 giờ tập thể dục.

“Đối với em, GD trực tuyến đòi hỏi tự giác nhiều hơn” – HS lớp 8 Zhang Kexin ở Bắc Kinh nói – “Em luôn phải tự nhắc mình để chống lại các cám dỗ khác. Ví dụ, em hay muốn kiểm tra điện thoại xem có tin nhắn không và việc này khiến em mất tập trung”.

Tuy nhiên, học ở nhà cũng đã giúp Zhang mở rộng sở thích của mình. Ví dụ, trong môn vật lý, một số thử nghiệm tiến hành ở nhà liên quan tới độ nổi đã khơi dậy niềm yêu thích của cô bé trong việc tìm hiểu về chủ đề này.

Li Xiaoli, GV vật lý của Zhang cho biết cô có ý tưởng pha chế các loại cocktail muối để mang các nguyên tắc vật lý vào cuộc sống. Trước đây, cô chỉ mang đồ của mình ở nhà tới lớp hoặc giải thích cho HS về thí nghiệm qua màn hình.

“Trong đại dịch Covid-19, tôi đã suy nghĩ liệu HS có thể tạo ra sản phẩm qua một thí nghiệm vật lý hay không” – cô Li nói – “Quá trình này có thể làm giảm một số áp lực trong đại dịch”.

GV tiếng Trung Wang cho biết đại dịch đã khuyến khích HS chú ý hơn tới các vấn đề xã hội, giúp chúng tư duy sâu hơn về môi trường mình đang sống và viết ra những suy nghĩ của mình trong các bài luận.

“Nó sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong việc học tiếng Trung và trong kỳ thi ĐH” - GV Wang nói – “Một số suy nghĩ của HS, đặc biệt là về đại dịch, đã khiến tôi ngạc nhiên. Tôi phải luôn nghĩ về việc đưa đại dịch vào bài giảng của mình.

Theo China Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.