Đại biểu Quốc hội đề nghị đưa kênh đào vào Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

GD&TĐ - Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), ĐBQH đề nghị đưa kênh đào vào Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Kênh đào... cũng cần được đưa vào Luật

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) nêu ý kiến, đầm, hồ, nước đã được quy định và có điều luật điều chỉnh. Do đó, trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần bổ sung điều luật về quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ kênh đào...

Theo đại biểu, tại Việt Nam, loại hình công trình này mới xuất hiện tại tỉnh Nam Định. Đây là công trình đem lại nhiều lợi ích cho dân sinh, nông, ngư nghiệp cũng như giao thông vận tải. Đặc biệt, mô hình này đem lại lợi ích đối với việc giảm thời gian vận chuyển, tiết kiệm chi phí cho Nhân dân và doanh nghiệp bởi khả năng sinh lời lớn và ổn định.

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) cho rằng cần có quy định về quản lý, khai thác, sử dụng kênh đào.

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) cho rằng cần có quy định về quản lý, khai thác, sử dụng kênh đào.

Đại biểu đoàn Nam Định viện dẫn, một số kênh đào nổi tiếng trên thế giới đã làm thay đổi cục diện giao thông vận tải và phát triển kinh tế năng động, thú vị. Công trình kênh đào tại tỉnh Nam Định cũng có tính chất hoạt động khoa học công nghệ như vậy.

Mô hình này rất cần thiết được quy định trong Luật Tài nguyên nước.

Chính phủ cần ban hành quy phạm pháp luật để quản lý, khai thác và sử dụng loại công trình này, kể cả việc phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước hoặc sự cố tại công trình này.

Cần tránh chồng chéo việc quy định bảo vệ nguồn nước

Quan tâm đến việc nâng cao khả năng giữ, tích trữ, dẫn nước, chuyển nước, khai thác, sử dụng bền vững và nâng cao giá trị của tài nguyên nước…, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) bày tỏ, Việt Nam là quốc gia mưa nhiều, sông suối dày đặc, địa hình nghiêng, sông lớn chủ yếu từ bên ngoài đổ về…

Do vậy, việc giữ, tích trữ, sử dụng bền vững tài nguyên nước là quan trọng.

Từ tinh thần đó, cơ quan soạn thảo cần rà soát các quy định để đảm bảo nội dung này được đưa vào quy định về các Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước; đảm bảo ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, nâng cao khả năng giữ và tích trữ nước trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng cần rà soát các quy định đảm bảo nâng cao khả năng giữ và tích trữ nước.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng cần rà soát các quy định đảm bảo nâng cao khả năng giữ và tích trữ nước.

Đề cập đến vấn đề nước sinh hoạt, đại biểu Lý Tiết Hạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng, công trình cấp nước sinh hoạt phải có phương án bảo vệ, bởi vấn đề này liên quan đến an toàn sức khỏe người dân cũng như an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia.

Do đó, cần làm rõ các nội dung cụ thể của dự thảo Luật về phạm vi, trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh nhất trí cao với quy định về bổ sung trách nhiệm theo dõi bảo vệ của Bộ Công an đối với các công trình cấp nước có quy mô lớn, nguồn nước khai thác là các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia.

Để làm rõ trách nhiệm và thuận lợi trong tổ chức thực hiện, đại biểu đoàn Bình Định đề nghị, làm rõ giao cho Bộ Công an chủ trì, phối hợp hay giao hẳn nhiệm vụ này cho Bộ Công an phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

Cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan mà sẽ được giao trách nhiệm bảo vệ, xây dựng tổ chức thực hiện phương án bảo vệ rõ hơn trong quy định của Điều 26 dự thảo Luật.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng cần quy định rõ phạm vi, trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng cần quy định rõ phạm vi, trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

Đồng tình với nhiều quy định trong dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại quy định kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là nguồn nước (được quy định tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật).

Theo đại biểu, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là các công trình vật thể chứa nước, không phải là nguồn nước. Cần tránh chồng chéo việc quy định bảo vệ nguồn nước với các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) cho rằng cần xem xét lại quy định kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là nguồn nước.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) cho rằng cần xem xét lại quy định kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là nguồn nước.

Đại biểu đoàn Hưng Yên viện dẫn, Khoản 4, Điều 2 Luật Thủy lợi quy định, thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.

Đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu kỹ để quy định trong Luật Tài nguyên nước đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo với quy định này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.