Đại biểu Quốc hội: Cần ‘tìm cách’ hạn chế người lao động rút BHXH 1 lần

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cách tiếp cận từng bước để hạn chế người lao động rút BHXH 1 lần.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh).
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh).

Sáng 23/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật BHXH (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến là vấn đề rút BHXH 1 lần.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) cho rằng BHXH nhằm đảm bảo quyền an sinh xã hội trong tương lai của người lao động khi về già, nên việc rút BHXH 1 lần cần tính toán để tránh tác động tiêu cực đến quyền an sinh xã hội của người lao động.

Chính sách điều chỉnh rút BHXH 1 lần sẽ khả thi hơn nếu thực hiện dần từng bước kết hợp giữa việc giảm bớt quyền lợi hưởng và khuyến khích tiếp tục ở lại hệ thống bằng các quyền lợi ưu tiên khác. Do đó, những nỗ lực giảm tình trạng rút BHXH 1 lần nên đi kèm với việc cung cấp thêm các chế độ trợ cấp ngắn hạn.

Đại biểu Thạch Phước Bình nhấn mạnh, rút kinh nghiệm khi triển khai Điều 60 của Luật BHXH năm 2014, nỗ lực hạn chế việc rút BHXH 1 lần trước đây không được sự đồng thuận của toàn bộ người lao động.

Điều này có thể do tốc độ và mức độ điều chỉnh chính sách rút BHXH 1 lần chưa phù hợp; hoặc một phần do mức độ tin cậy thấp vào hệ thống, đặc biệt là thiếu các hình thức hỗ trợ thay thế thu nhập.

Từ đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, cần quan tâm các chính sách cụ thể để giải quyết việc rút BHXH 1 lần theo hướng: Giảm quyền lợi rút BHXH 1 lần, cần thực hiện kết hợp giữa giảm một phần tiền được rút BHXH 1 lần như Phương án 2 hiện nay và tăng dần thời gian chờ để được rút BHXH 1 lần.

Phần lớn người lao động rút BHXH 1 lần đều là người trẻ, chưa có tích lũy, đang trong giai đoạn nuôi con nên có thể cung cấp quyền lợi về trẻ em - đang là chế độ an sinh xã hội duy nhất còn thiếu trong Luật BHXH, nếu đối chiếu với tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội.

Để người lao động có thêm cân nhắc không rút BHXH 1 lần, một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là phải thực hiện cách tiếp cận từng bước hướng đến hạn chế dần các động cơ rút BHXH 1 lần, nhưng cũng không tạo ra sự thay đổi đột ngột trong chính sách.

Theo đại biểu, cách tiếp cận từng bước này sẽ giúp tránh nguy cơ tạo ra làn sóng rút BHXH 1 lần hàng loạt như năm trước, khi luật và các chính sách liên quan có hiệu lực….

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông).

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông).

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) cho rằng chỗ dựa rất cơ bản của người lao động khi tuổi cao, sức yếu và không thể làm ra của cải vật chất để nuôi mình chính là BHXH.

Thực tế hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau, không phải ai cũng có chỗ dựa vững chắc vào người thân, gia đình khi về già. Vì thế, Nhà nước cần có giải pháp để đảm bảo và quy định mang tính nguyên tắc, định hướng, thậm chí là quy định bắt buộc để người lao động phải chuẩn bị từ sớm, từ xa khi về già để không là gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, cần phải tác động mạnh bằng chính sách, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, tạo niềm tin vững chắc cho người lao động.

Do đó, đại biểu nhất trí với đề xuất của một số đại biểu về việc được rút phần do người lao động đóng, phần do người sử dụng lao động đóng thì giữ lại sau này cho người lao động để hưởng lương hưu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.