Đặc xá phải thể hiện tinh thần nhân đạo của Đảng, Nhà nước và mang tính dân tộc

GD&TĐ - Công tác đặc xá năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, người dân bên ngoài cũng khó khăn nhưng cơ quan chức năng sẽ chú trọng việc giúp phạm nhân nhanh chóng hòa nhập cộng đồng,

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Hội đồng Đặc xá năm 2021.
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Hội đồng Đặc xá năm 2021.

“Nhân lên điển hình tốt”

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì cuộc họp với Hội đồng tư vấn đặc xá và lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan. Tại cuộc họp, Chủ tịch nước hoan nghênh các cơ quan đã khắc phục khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 để triển khai các nhiệm vụ của công tác đặc xá năm 2021 một cách căn bản, đúng kế hoạch đề ra.

“Tôi đề nghị các thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá, cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Luật Đặc xá 2018 và các quy định có liên quan. Các thành viên Hội đồng tư vấn phải gương mẫu, thực thi đúng thẩm quyền, thể hiện được kỷ cương phép nước nhưng cũng thể hiện được tính ưu việt của chế độ ta”, Chủ tịch nước nói.

Ngoài ra, Hội đồng tư vấn đặc xá cần bảo đảm tiến độ theo kế hoạch, tiếp tục kiểm tra, giám sát, không bỏ sót và cũng không để lọt những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào danh sách đặc xá; tiếp tục phối hợp rà soát, kiểm tra, trình Chủ tịch nước xem xét quyết định các trường hợp đủ điều kiện được đặc xá năm 2021 đảm bảo đúng thời gian, yêu cầu đã đề ra.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dịch Covid-19 khiến nhiều người khó khăn nên việc tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân cũng không dễ dàng. Do đó, Chính phủ cần có chủ trương chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện nghiêm việc tái hòa nhập và từng gia đình, cơ sở phải chú ý việc này.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan có phương án tổ chức cho phạm nhân được đặc xá trở về nơi cư trú đúng thời gian quy định, đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa của đợt đặc xá 2021, nhân lên những điển hình tốt để lan tỏa trong xã hội. Trước đó, ngày 30/6, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 1161 về đặc xá năm 2021 nhân dịp Quốc khánh 2/9.

Bình đẳng trong đặc xá

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho hay, đa phần người từng được đặc xá đã làm ăn lương thiện khi về với xã hội.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho hay, đa phần người từng được đặc xá đã làm ăn lương thiện khi về với xã hội.

Theo Bộ Công an, để thực hiện công tác đặc xá đợt này, Bộ Công an cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ; công an các địa phương đã xây dựng kế hoạch, bám sát nội dung được phân công, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tốt công tác đặc xá ở địa phương, đơn vị mình.

Cơ quan thi hành án, công an cấp huyện, trại tạm giam đang nỗ lực triển khai đúng quy định, đồng thời có kế hoạch tiếp nhận, tham mưu cho chính quyền địa phương làm tốt công tác giúp đỡ người được đặc xá trở về tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế tái phạm

Cũng theo Bộ Công an, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù nhân chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn phải đáp ứng các điều kiện để được đặc xá gồm ý thức cải tạo tốt, được xếp loại từ khá trở lên; chấp hành án tù ít nhất 1/2 thời gian án phạt hoặc đủ 15 năm tù với người bị phạt chung thân được giảm xuống án có thời hạn...

Ngoài ra, họ phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền. Các phạm nhân thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không thể thi hành tiếp phần còn lại cũng được xem xét đặc xá. Riêng tội phạm tham nhũng phải thực hiện xong các nghĩa vụ này.

Phạm nhân nếu lập công, mắc bệnh hiểm nghèo, đau ốm thường xuyên, khuyết tật, từ đủ 70 tuổi trở lên, là lao động duy nhất trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nữ phạm nhân có thai hoặc có con dưới 3 tuổi đang ở cùng... sẽ được xem xét đặc xá khi chấp hành ít nhất 1/3 hoặc 2/5 thời gian án tù hoặc 13 năm với tù nhân chung thân được giảm xuống án có thời hạn.

Bộ Công an thông tin thêm, khoảng 600 phạm nhân là người nước ngoài đang thi hành án cũng được xem xét đặc xá một cách bình đẳng với phạm nhân người Việt Nam.

Ngược lại, người bị kết tội thuộc nhóm phản bội Tổ quốc, gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phá rối an ninh; người trước đó đã được đặc xá, có hai tiền án trở lên, giết người có tổ chức, hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân, cướp tài sản có sử dụng vũ khí... sẽ không được hưởng chính sách đặc xá trong năm 2021.

Chú trọng tái hòa nhập

Ông Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu tại phiên họp.
Ông Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu tại phiên họp.

Tại cuộc họp, ông Tiến cho rằng, đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định. Luật Đặc xá năm 2018 có nhiều nội dung mới được điều chỉnh, thay đổi so với Luật Đặc xá năm 2007.Liên quan công tác đặc xá, tháng 7 vừa qua, VKSND tối cao đã họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực, thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương.

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Luật Đặc xá 2018 nên đã gặp khó khăn, bất cập và vướng mắc nhất định trong tổ chức triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nhận thức và áp dụng thực hiện.

Mặt khác, việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định đặc xá năm 2021 trong thời gian ngắn, điều kiện dịch bệnh đang bùng phát nên việc xét, đề nghị đặc xá của các địa phương, đơn vị cũng như việc thẩm định, thẩm tra hồ sơ đề nghị đặc xá gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, những người được giao nhiệm vụ trong công tác đặc xá đã vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao đề nghị các đơn vị liên quan đến việc kiểm tra tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác tuyên truyền đối với phạm nhân, thân nhân của họ hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để họ hiểu về chính sách hình sự nhân đạo.

Từ năm 2009 đến trước 2021, Việt Nam đã tổ chức 6 đợt đặc xá tha tù trước thời hạn cho gần 90.000 phạm nhân. Bộ Công an đánh giá, đa số người được đặc xá trở về nơi cư trú, ổn định cuộc sống, làm ăn lương thiện và tỷ lệ tái diễn hành vi phạm tội thấp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ đó, họ có hướng phấn đấu rèn luyện sớm được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và hoàn lương, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sớm tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ năng sống để tái hòa nhập cộng đồng với số phạm nhân thuộc diện được đề nghị đặc xá.

Ông Nguyễn Huy Tiến cho rằng, cơ sở giam giữ phạm nhân cần tiếp tục quan tâm, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo đảm an toàn để thực hiện tốt công tác đặc xá năm 2021.

Chính quyền địa phương và các cơ quan nên tổ chức tốt công tác tiếp nhận số đối tượng được đặc xá trở về với xã hội, giúp họ có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả nhất, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.