Đặc sắc nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An

GD&TĐ - Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những tấm Nà Pha (chăn) mang hoa văn độc đáo của đồng bào Thái Nghệ An hiện đang được trưng bày và giới thiệu.

Đặc sắc nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An

Với tên gọi “Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An”, triển lãm trưng bày 190 tấm mặt chăn (nà pha), trong đó 101 hiện vật đã được giám định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại Quyết định số 1195/QĐ-SVHTT ngày 14/10/2024.

Bộ sưu tập các tấm nà pha này thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm, được sưu tầm trong khoảng thời gian những năm 1990 tại vùng người Thái Trắng (nhóm Tày Mường) ở miền tây tỉnh Nghệ An.

hoa-tiet-na-pha-1163-8500.jpg
Nà pha được dùng làm vỏ chăn, của hồi môn cho cô dâu, choàng giữ ấm cho trẻ em hoặc trang trí ngày Tết. (Ảnh: Phong Anh)

Hầu hết các tấm nà pha có khổ rộng 40 cm, dệt theo kỹ thuật móc (khuýt) hoặc thêu (xéo) bằng sợi tơ tằm nhuộm màu khâu ghép trên nền vải bông. Hoa văn trang trí với phong cách chủ yếu là tả thực bốn chủ đề chính: động vật, thực vật, đồ vật và các hiện tượng tự nhiên.

cong-cu-det-3034-9382.jpg
Công cụ dệt góp phần tạo nên những tấm nà pha với hoạ tiết bắt mắt. (Ảnh: Phong Anh)

Bộ sưu tập có niên đại từ 30 đến 90 năm, được xem là một trong những di sản đồ vải quý hiếm còn sót lại. Không chỉ phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan, những tấm nà pha với màu sắc và hoa văn độc đáo còn mang giá trị lịch sử, văn hóa và đặc biệt là tính thẩm mỹ của người Thái.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM tham gia thi đấu và cổ vũ tại Hội thao sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM năm 2024. Ảnh: VNUHCM

Sinh viên dùng thời gian rỗi làm gì?

GD&TĐ - Các con số thống kê cho thấy SV ít khi đặt mục tiêu rõ ràng, lập danh sách việc cần làm hoặc lên kế hoạch cụ thể cho thời gian rảnh rỗi của mình...