Đoàn đón dâu trong lễ cưới của người Nùng thường là 6, 8 hoặc 10 người. Bởi theo quan niệm dân gian của người Nùng, số chẵn là số may mắn (đủ đôi, đủ cặp). Khi xuất hành đến nhà gái, chú rể phải thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên và cúi lạy. Trong lễ đón dâu, ông mối sẽ phải đối đáp bằng lối hát sli với nhà gái để xin rước cô dâu về.
Khi đến nhà trai, cô dâu phải đứng ngoài sân làm một số thủ tục rồi mới được vào nhà. Theo phong tục của người Nùng, trước khi vào nhà, cô dâu phải dùng chân làm đổ cái bàn, trên đó có 5 cái bánh nặn bằng gio bếp mà gia đình nhà chú rể chuẩn bị, coi như từ nay cô dâu đã là người của nhà trai.
Sau đó, cô dâu sẽ phải vào lạy bàn thờ tổ tiên và ra mời trầu, mời nước bố, mẹ chồng và những người có tuổi trong họ nhà trai. Từ đây, đôi trai gái chính thức trở thành vợ chồng.
Theo tín ngưỡng người Nùng, các vật dụng được đưa vào phòng cô dâu đầu tiên là chiếc chiếu, cây mía và lễ vật |
Ngay sau các nghi lễ truyền thống, mọi người trong họ và khách mời cùng thưởng thức sản vật núi rừng, mừng hạnh phúc cô dâu chú rể, mừng gia tộc thêm một gia đình mới.
Là nghi lễ đã lưu truyền trong đời sống người Nùng qua nhiều thế hệ, lễ cưới người Nùng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, cũng như góp phần giữ gìn bản sắc của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Xin gửi đến bạn đọc chùm ảnh tái hiện lễ cưới của người Nùng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Bố chú rể thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng |
Cô dâu ngồi trước ngọn đèn trước khi ra thưa chuyện và mời trầu... bố mẹ chồng và họ hàng |
Người nhà cô dâu và chú rể cùng tham gia hỏi thăm nhau, đối đáp những điệu dân ca |