Đã tiếp nhận 232,6 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tiêm hơn 208 triệu liều

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 232,6 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Tính đến chiều ngày 8/4, cả nước đã tiêm hơn 208 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 232,6 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

Tính đến chiều ngày 8/4, cả nước đã tiêm 208.244.568 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó ngày 7/4 đã tiêm 865.259 liều, cao hơn so với các ngày trước đó ( thường dao động khoảng dưới 500.000 liều/ngày).

Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến ngày 7/4 là: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,8%, tiêm mũi 3 đạt 50,4%. Đối với người từ 12 - 17 tuổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95,1%.

Số vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 190.171.387 liều, trong mũi 1: 71.255.379 liều; Mũi 2: 69.589.493 liều ; Mũi bổ sung: 14.970.123 liều; Mũi 3: 34.356.392 liều.

Nếu tính cả hơn 1,5 triệu liều vắc xin Abdala, thì đến nay tổng số vắc xin mũi 3 đã tiêm là khoảng hơn 50 triệu liều.

Số vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.207.972 liều, trong đó mũi 1: 8.813.115 liều; Mũi 2: 8.394.857 liều.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vắc xin. Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.