Đà Nẵng trang bị kỹ năng sơ cấp cứu an toàn cho giáo viên mầm non

GD&TĐ - Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng đã tổ chức 143 lớp đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu cấp I cho  3.925 giáo viên mầm non, đạt tỉ lệ 87%.

Tình nguyện viên sơ cấp cứu tại cộng đồng

Với mục tiêu trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành về sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non để xử lý hiệu quả các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra tại trường học, góp phần giảm thiểu hậu quả đáng tiếc, UBND thành phố Đà Nẵng đã triển khai đề án “Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mần non” với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 750 triệu, Hội Chữ thập đỏ thành phố vận động đối ứng hơn 457 triệu.

Theo đó, 100% giáo viên mầm non sẽ hoàn thành khóa đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu cấp I theo quy định của Bộ Y tế; đảm bảo kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn thương tích tại lớp học. Đây cũng là những tình nguyện viên sơ cấp cứu hoạt động hiệu quả tại cộng đồng.

Tham gia khóa tập huấn, giáo viên được học các nội dung về đào tạo sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp I, theo phương pháp dạy học tích cực, kết hợp thực hành trên mô hình và dụng cụ trực quan.

Ngoài nắm được kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp; sơ cứu dị vật, tắc đường thở; sơ cứu ngừng thở, ngừng tim (kỹ thuật CPR); sơ cứu chảy máu - sốc, giáo viên mầm non còn phải biết sơ cứu các vết thương phần mềm, băng bó vết thương; sơ cứu gẫy xương; kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an toàn; sơ cứu bỏng, điện giật, đuối nước...

Giáo viên mầm non thực hành kỹ năng sơ cấp cứu dị vật.

Giáo viên mầm non thực hành kỹ năng sơ cấp cứu dị vật.

Tham gia giảng dạy là đội ngũ Tập huấn viên Trung tâm huấn luyện Sơ cấp cứu Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng qua đào tạo bài bản và được cấp thẻ chứng nhận tập huấn viên sơ cấp cứu.

Trước khi được tập huấn, kết quả kiểm tra đầu kỹ năng sơ cấp cứu của các giáo viên mầm non có 30% đạt loại khá, 55% đạt trung bình - yếu. Sau khóa tập huấn, số học viên đạt tốt là 30% , 60% khá, 10% trung bình.

Ngoài tập huấn kỹ năng, giáo viên còn được bác sĩ của Bệnh viện Hoàn Mỹ, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện Đa Khoa quận Ngũ Hành Sơn hướng dẫn chăm sóc trẻ khi mắc một số bệnh thông thường. Ngoài 6.000 cẩm nang cung cấp cho giáo viên, có thêm 4.000 tờ rơi cung cấp cho phụ huynh phòng tránh tai nạn thương tích.

Trường học an toàn toàn diện

Cô Lê Thị Bích Trâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non 19/5 (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chia sẻ: Những hoạt động hàng ngày như vui chơi, vận động, vệ sinh tại trường luôn tiềm ẩn tình huống xấu có thể xảy ra đối với trẻ. Vì vậy, trang bị các kiến thức, đặc biệt là kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho giáo viên mầm non thiết thực, hiệu quả cao.

Giáo viên mầm non thực hành một số kỹ năng sơ cấp cứu

Giáo viên mầm non thực hành một số kỹ năng sơ cấp cứu

Các giáo viên Trường Mầm non 19/5 đã vận dụng hiệu quả vào quá trình chăm sóc, giáo dục thực tế khi đứng lớp; luôn đảm bảo môi trường an toàn, loại bỏ yếu tố nguy hiểm có thể gây thương tích cho trẻ khi hoạt động. Các cô chủ động khi xử lý các tình huống về tai nạn thương tích và thực hiện sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ bình tĩnh hơn.

Bà Đặng Thị Cẩm Tú - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đánh giá cao hiệu quả của các lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non do Hội Chữ thập đỏ tổ chức. "Nhờ kiến thức và kỹ năng có được, các trường học đã giảm thiểu được nhiều tai nạn thương tích. Giáo viên tự tin hơn trong triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Một số tình huống diễn ra tại lớp học, giáo viên có kỹ năng sơ cứu, giảm thiểu hậu quả đáng tiếc", bà Tú cho biết thêm đồng thời mong muốn chương trình trang bị kỹ năng sơ cấp cứu an toàn cho giáo viên mầm non tiếp tục được triển khai cho giáo viên mầm non các trường ngoài công lập và ở bậc học cao hơn như tiểu học, THCS để góp phần xây dựng trường học an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.