Đà Nẵng tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống đồng bào Cơ tu

GD&TĐ -  Nằm trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ tổ chức chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng và Quảng Nam đến với du khách và người dân thành phố vào ngày 29/3 tới.

Ẩm thực của đồng bào Cơ tu - Ảnh do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp
Ẩm thực của đồng bào Cơ tu - Ảnh do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp

Với chủ đề “Văn hóa dân tộc Cơ tu - Nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng”, ngoài trưng bày một số hình ảnh, hiện vật giới thiệu về văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội, sinh hoạt đời thường của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam và Đà Nẵng, ngày hội còn trình diễn các nghề truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ.

Đồng bào dân tộc Cơ tu là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Cơ tu sinh sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, một số ít sinh sống ở vùng Tây Trường Sơn thuộc nước bạn Lào. Xét về địa bàn cư trú, người Cơ tu chia thành hai nhóm: Nhóm người Cơ tu ở vùng cao và người Cơ tu sinh sống ở vùng thấp.

Đồng bào Cơ tu ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thuộc nhóm Cơ tu vùng thấp, sinh sống tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Cộng đồng người Cơ tu đã sáng tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của dân tộc mình về mặt trang phục, âm nhạc, lễ hội, phong tục tập quán. Những nét văn hóa ấy đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam

Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Cơ tu đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những nghề thủ công truyền thống độc đáo của dân tộc mình, trưng bày giới thiệu 3 nghề thủ công tiêu biểu của đồng bào Cơ tu: nghề dệt, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ.

Tại lễ hội, người dân và du khách có thể tìm hiểu những nét độc đáo của đồng bào Cơ Tu thông qua 6 nghệ nhân đến từ xã Tà Lu và xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...