Đà Nẵng tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả các chính sách trong giáo dục

GD&TĐ - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại Đà Nẵng về thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, du lịch.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phát biểu tại buổi khảo sát với UBND TP Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phát biểu tại buổi khảo sát với UBND TP Đà Nẵng.

Ngày 16/2, Đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi khảo sát tại thành phố Đà Nẵng về thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, du lịch. Ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm Trưởng đoàn

Ghi nhận kết quả tích cực

Bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, du lịch trên địa bàn thành phố được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực.

Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, Thành ủy, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9-6-2014 của Chính phủ về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thành phố quan tâm bố trí các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo được phân cấp theo quy định nhằm phục vụ kịp thời cho việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 10-7-2020 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tạo các cơ sở và căn cứ pháp lý cho việc triển khai xây dựng, nâng cấp, mở rộng trên địa bàn của các quận, huyện giai đoạn 2021-2025; triển khai các chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông 2018…

So với một số địa phương khác, Đà Nẵng có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018. Trước đó, thành phố đã đầu tư trường - lớp ở bậc Tiểu học để đảm bảo mục tiêu 100% học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày.

Triển khai chương trình - sách giáo khoa mới bậc Tiểu học, Đà Nẵng có 100% học sinh khối lớp 1-2-3 được học 2 buổi/ngày. Có 6/7 quận huyện có đủ phòng học để tổ chức 2 buổi/ngày và đang xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng; bố trí phòng học để ưu tiên 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đúng theo lộ trình.

Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Kim Yến, Đà Nẵng vẫn có rất ít các trường THPT có giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc để triển khai dạy học chương trình GDPT 2018. Việc tổ chức cho 1 giáo viên dạy 1 môn Khoa học tự nhiên cần thời gian để bồi dưỡng, tập huấn để giáo viên có đủ kiến thức, năng lực đảm nhận công việc.

Hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đổi mới giáo dục

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thì nhận xét rằng, gần như việc xây dựng nhóm môn lựa chọn của các trường THPT hầu hết dựa trên điều kiện đội ngũ của nhà trường là chủ yếu.

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề xuất cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại chính sách xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh mới.

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề xuất cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại chính sách xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh mới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đề xuất Quốc hội tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, du lịch. Ngoài ra, cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại chính sách xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh mới; chính sách xã hội hóa quản lý đất đai; tinh giản biên chế giáo viên gắn với chất lượng giáo dục; rà soát lại chính sách dành cho văn hóa, du lịch…

Ông Lê Trung Chinh đơn cử: "Để đáp ứng đủ số giáo viên đứng lớp trong khi vẫn thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, Đà Nẵng đã chuẩn bị nguồn kinh phí để hợp đồng giáo viên theo số lượng mà Bộ Nội vụ giao. Thành phố cũng đã thực hiện cấp ngân sách cho các trường học theo số lượng học sinh chứ không phải dựa trên số biên chế. Với những trường khó khăn thì sẽ cấp bù ngân sách theo hệ số. Mỗi trường một năm được đầu tư 100 triệu đồng cho khoản sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất quy mô nhỏ. Thế nhưng, tâm lý chung của người lao động là vẫn muốn ổn định chứ không phải hợp đồng theo từng năm".

Ông Lê Trung Chinh phân tích, biên chế hay hợp đồng thì lương đều do ngân sách Nhà nước chi trả. Nhưng nếu hợp đồng theo từng năm học thì giáo viên sẽ có tâm lý rằng công việc không ổn định. Từ đây sẽ nảy sinh bài toán đảm bảo chất lượng giáo dục.

Ông Trần Chí Cường, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng cho rằng cần sớm có hướng dẫn cụ thể về cả nguồn kinh phí, yêu cầu... để các trường học có thể hợp đồng giáo viên các môn Mỹ thuật, Âm nhạc... khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, du lịch tại thành phố Đà Nẵng; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết sẽ tiếp thu những đề xuất của thành phố, đồng thời kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa sức mạnh con người Việt Nam; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn…

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục gợi ý, Đà Nẵng cần sớm có định hướng đối với các nhóm lớp độc lập tư thục để chuẩn bị lộ trình cho việc phổ cập mầm non cho trẻ từ 3-4 tuổi. Với đặc thù có nhiều khu công nghiệp, các hộ nhận trông trẻ có quy mô nhỏ sẽ linh động trong giờ giấc nhận, trả trẻ. Vậy có thừa nhận mô hình này hay không? Nếu thừa nhận thì có định hướng thế nào trong đào tạo, hỗ trợ hành lang pháp lý?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.