Đà Nẵng: Nữ điều dưỡng bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin COVID-19 đã được xuất viện

GD&TĐ -Ngày 17/5, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, sau 1 tuần điều trị, sức khỏe nữ điều dưỡng bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 đã ổn định và được xuất viện.

Bác sĩ Lê Đức Nhân (bìa phải) - Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng và bác sĩ Nguyễn Thành Trung (bìa trái - PGĐ Bệnh viện tặng hoa cho nữ điều dưỡng.
Bác sĩ Lê Đức Nhân (bìa phải) - Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng và bác sĩ Nguyễn Thành Trung (bìa trái - PGĐ Bệnh viện tặng hoa cho nữ điều dưỡng.

BSCKII Hà Sơn Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) cho hay, trước đó, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng gì, không có các bệnh lí nền. Khoảng 3 phút sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bệnh nhân bị sốc phản vệ, khó thở, suy hô hấp, phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.

Ngay lập tức, êkíp trực hồi sức tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân. Các bác sĩ tiến hành tiêm Adrenaline, đặt nội khí quản, thở máy, cấp cứu ngừng tuần hoàn. Trong vòng 24-48 giờ đồng hồ, bệnh nhân sốc nặng, suy hô hấp cấp nặng, bệnh nhân được tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục.

"Sau 72 giờ, tình trạng bệnh nhân ổn định dần, các chức năng cơ quan trong giới hạn bình thường, được cai thở máy và tiếp tục theo dõi. Sau một tuần, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được ra viện", bác sĩ Hà Sơn Bình thông tin. 

Trước khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19, Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức các lớp tập huấn về công tác xử trí các biến chứng sau tiêm và phác đồ cấp cứu phản vệ.

Theo bác sĩ Bình, tại thời điểm tiêm vắc xin, bệnh viện đã bố trí khu vực cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị cho công tác hồi sức bao gồm hệ thống oxy, máy thở, máy sốc điện, cũng như phương tiện, thuốc men cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao. Bệnh viện lên phương án, chuẩn bị ekip hồi sức cấp cứu ứng trực tại chỗ theo dõi sau tiêm để kịp thời xử lý tình huống.

Bác sĩ Hà Sơn Bình cũng khuyến cáo, tại các điểm tiêm chủng cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hồi sức cấp cứu, nhân lực để kịp thời xử trí sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19. Cần đánh giá mức độ sốc phản vệ để kịp thời sử dụng Adrenaline cứu sống bệnh nhân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.