Đà Nẵng cấm găm hàng, đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường

Đà Nẵng cấm găm hàng, đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường

Ngày 26/7, Sở Công thương TP Đà Nẵng đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Theo Sở Công thương, hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng, thị trường hàng hoá tiêu dùng đang ổn định, hàng hoá dồi dào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đời sống người dân. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá đã có kế hoạch chuẩn bị lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu để phục vụ nhu cầu người dân chủ động, thường xuyên, liên tục với nguồn dự trữ dồi dào, phong phú, được quản lý theo chuỗi cung ứng trên toàn quốc với các tổng kho ở khu vực miền Trung, miền Bắc và miền Nam.

Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng yêu cầu Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Trưởng ban các Ban Quản lý các chợ quận, huyện, Giám đốc các Trung tâm thương mại, siêu thị, chủ cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thời gian thực hiện từ lúc 13 giờ ngày 26/7 cho đến khi có thông báo mới.

Sở Công thương yêu cầu Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, các Trưởng ban Ban Quản lý các chợ quận, huyện, tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ, bố trí nước rửa tay sát khuẩn tại các cổng chợ và tăng cường công tác kiểm soát tại các chợ, yêu cầu bắt buộc các hộ tiểu thương, khách hàng phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian họp chợ, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vào chợ và giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc.

Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ thông tin các nguồn cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cá nhân cho UBND quận Liên Chiểu để chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ công tác cách ly tại Khu Ký túc xá phía Tây thành phố.

Yêu cầu Giám đốc các Trung tâm thương mại, siêu thị và chủ cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, cung ứng lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, bố trí nước rửa tay sát khuẩn tại cửa ra vào và tăng cường công tác kiểm soát, yêu cầu bắt buộc các nhân viên và khách hàng phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vào và giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc.

Ngoài ra, chủ động xây dựng kế hoạch cân đối lương thực, thực phẩm, suất ăn, nhu yếu phẩm và hàng hóa thiết yếu khác tại đơn vị để cung ứng cho người dân, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm; tuyệt đối không được găm hàng, đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường và tăng cường giải pháp bán trực tuyến (bán hàng online), bán qua điện thoại đặt hàng để phục vụ nhân dân nhằm hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.