Đã có người tử vong do cúm A/H1N1: Chuyên gia cảnh báo những việc cần làm ngay

Giới chuyên gia khuyến cáo, thời điểm hiện nay dịch cúm bắt đầu hoành hành nên mọi người cần hết sức cẩn trọng, tránh chủ quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc như nạn nhân tử vong do bệnh cúm A/H1N1 mới ghi nhận ở Kon Tum.

Đừng nghĩ chỉ là mắc cảm xoàng, một cơn cảm cúm đôi khi có diễn biến khó lường, thậm chí cướp mạng sống của bạn chỉ trong tích tắc.
Đừng nghĩ chỉ là mắc cảm xoàng, một cơn cảm cúm đôi khi có diễn biến khó lường, thậm chí cướp mạng sống của bạn chỉ trong tích tắc.

1 người tử vong do mắc bệnh cúm A/H1N1, 44 người khác đang được khoanh vùng theo dõi

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum hôm nay cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do mắc bệnh cúm A/H1N1.

Bệnh nhân tử vong là một nhà sư, tên là N.T.T (37 tuổi, ni cô chùa Pháp Hoa, ở xã Hòa Bình, TP Kon Tum).

Theo đó, bệnh nhân T khởi phát bệnh từ ngày 25/10 với biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, tiếp xúc chậm, chân tay lạnh. Đến ngày 3/11, bệnh tình chuyển biến nặng, bệnh nhân đã nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (BV Đa khoa tỉnh Kon Tum).

Xuất hiện người tử vong do cúm A/H1N1: Chuyên gia cảnh báo người dân cần làm ngay điều này! - Ảnh 1.

Ngày 6/11, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên khẳng định mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1.

Qua 5 ngày điều trị, bệnh nhân qua đời và được chẩn đoán tử vong do bệnh cúm A/H1N1.

Theo ghi nhận, có 44 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, trong đó có 14 người sống chung với bệnh nhân ở chùa Pháp Hoa, 3 người nhà của bệnh nhân, 24 cán bộ y tế trực tiếp thăm khám điều trị cho bệnh nhân và 3 người là bệnh nhân nằm điều trị cùng phòng.

Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho thấy, có mẫu dịch của một bệnh nhân cùng nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (BV Đa khoa tỉnh Kon Tum) cho kết quả dương tính với bệnh cúm A/H1N1. Hiện bệnh nhân này đang được bác sĩ cho thở máy và điều trị tích cực.

Trước tình hình có người tử vong do mắc bệnh cúm ở ngay Việt Nam, nhất là vào giai đoạn thời tiết giao mùa vô cùng nhạy cảm này, giới chuyên gia lên tiếng mọi người cần hết sức cẩn trọng. Đừng nghĩ chỉ là mắc cảm xoàng, một cơn cảm cúm đôi khi có diễn biến khó lường, thậm chí cướp mạng sống của bạn chỉ trong tích tắc.

Không được chủ quan với bệnh cúm, cần đi tiêm chủng càng sớm càng tốt!

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, lây nhiễm qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe.

Tại Việt Nam, các virus gây nên bệnh cúm thường gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.

Theo BS Dũng, căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.

Xuất hiện người tử vong do cúm A/H1N1: Chuyên gia cảnh báo người dân cần làm ngay điều này! - Ảnh 4.

Bệnh cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, lây nhiễm qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe.

Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…

Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.

Điều vô cùng đáng lo ngại hiện nay chính là người dân luôn có suy nghĩ nhầm lẫn giữa cảm cúm với cảm lạnh thông thường.

Để phân biệt, bác sĩ Dũng lưu ý, các triệu chứng của bệnh cảm cúm nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Xuất hiện người tử vong do cúm A/H1N1: Chuyên gia cảnh báo người dân cần làm ngay điều này! - Ảnh 6.

Giới chuyên gia khuyến cáo, trong thời điểm này, người dân nên tiêm phòng cúm vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.

Nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, đau ngực, khó thở… thì càng phải đến viện sớm.

Đây chính là những biến chứng cực nguy hiểm của bệnh cảm cúm, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Giới chuyên gia khuyến cáo, trong thời điểm này, người dân nên tiêm phòng cúm vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.

Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn bị cúm, không đi làm hoặc đi học khi thấy có những triệu chứng của bệnh cúm, nghỉ ngơi thoải mái và luôn uống đủ nước.

Trong thời gian nghỉ lễ cần hết sức chú ý đi đến chỗ đông người phải tránh xa những người bị cúm, khi bị bệnh nên ở nhà, không đến nơi công cộng, tránh lây bệnh cho người khỏe mạnh.

Theo Báo Dân sinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ