Cứu sống cụ bà nguy kịch do phình lớn động mạch chủ bụng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cụ bà 78 tuổi bị trụy tim mạch do phình động mạch chủ bụng rất lớn, vào Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng nguy kịch đã được cứu sống.

Chiều 17/2, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đã can thiệp đặt stentgraft cấp cứu thành công cứu sống bệnh nhân 78 tuổi bị trụy tim mạch do phình động mạch chủ bụng rất lớn, vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Theo đó, bệnh nhân Nguyễn Thị M. (79 tuổi, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) có tiền sử tăng huyết áp đã vào viện sáng 16/2 trong tình trạng đau bụng dữ dội, trụy tim mạch kèm khối phình lớn ở bụng, đập theo nhịp tim, tiên lượng nguy kịch nếu không xử trí kịp thời.

Qua thăm khám và xử trí cấp cứu ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc do túi phình lớn động mạch chủ bụng dọa vỡ, nguy cơ vỡ cao. Sau đó, bệnh nhân được siêu âm bụng và chụp CT xác định túi phình rất lớn động mạch chủ bụng dọa vỡ.

Hình ảnh túi phình lớn động mạch chủ bụng nguy cơ vỡ rất cao trước can thiệp.

Hình ảnh túi phình lớn động mạch chủ bụng nguy cơ vỡ rất cao trước can thiệp.

Dưới sự chỉ đạo khẩn trương của GS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, các bác sĩ cấp cứu tim mạch can thiệp và hồi sức tim mạch đã phối hợp xử trí cấp cứu ổn định tình trạng huyết động.

Ngay lập tức, trong tối cùng ngày, bệnh nhân được chuyển tới Trung tâm Can thiệp tim mạch. TS. Hồ Anh Bình – Trưởng kíp can thiệp cùng ekip can thiệp tim mạch đã tiến hành can thiệp cấp cứu thành công, đặt stentraft động mạch chủ bụng bít hoàn toàn túi phình lớn động mạch chủ bụng.

Ê kíp can thiệp tim mạch đã cấp cứu thành công, đặt stentraft động mạch chủ bụng, bít hoàn toàn túi phình lớn động mạch chủ bụng.

Ê kíp can thiệp tim mạch đã cấp cứu thành công, đặt stentraft động mạch chủ bụng, bít hoàn toàn túi phình lớn động mạch chủ bụng.

Hình ảnh sau khi can thiệp, túi phình lớn động mạch chủ bụng đã trở lại bình thường.

Hình ảnh sau khi can thiệp, túi phình lớn động mạch chủ bụng đã trở lại bình thường.

Trong sáng 17/2, bệnh nhân đã dần ổn định có thể tự ăn và nói chuyện được. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi và chờ ngày ra viện sớm.

Cụ bà 78 tuổi đã khỏe lại, ổn định có thể tự ăn và nói chuyện được. (Ảnh: Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp).

Cụ bà 78 tuổi đã khỏe lại, ổn định có thể tự ăn và nói chuyện được. (Ảnh: Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp).

Được biết vào tuần trước, tại Trung tâm Can thiệp tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế cũng vừa can thiệp đặt stentgraft cấp cứu thành công một bệnh nhân nữ 29 tuổi, quê ở Đà Nẵng, phình động mạch chủ ngực vỡ, được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới.

Theo GS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, việc phối hợp và cấp cứu kịp thời các trường hợp bệnh tim mạch phức tạp và nguy kịch là công tác quan trọng và hoàn chỉnh của một trung tâm tim mạch hoàn chỉnh. Bệnh lý động mạch chủ là rất phức tạp và nguy cơ tử vong rất lớn, để cứu chữa được kịp thời không chỉ đảm bảo cả về vật tư trang thiết bị y tế thiết yếu như stentgraft mà còn phải có đầy đủ cả ekip can thiệp và hồi sức tim mạch giỏi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.