Cứu sống bệnh nhân người Lào bị tràn dịch mủ màng phổi

GD&TĐ - Ông Phau (người Lào) mừng vui khi được BSCKI. Hồ Thái Phúc, khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thông báo sức khỏe hồi phục tốt. Ông sẽ sớm được xuất viện về Lào trong những ngày tới.

Cứu sống bệnh nhân người Lào bị tràn dịch mủ màng phổi (Ảnh BVCC).
Cứu sống bệnh nhân người Lào bị tràn dịch mủ màng phổi (Ảnh BVCC).

Bệnh nhân bị tràn dịch mủ màng phổi

Sau 3 tháng thường xuyên mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, sụt cân và điều trị tại Bệnh viện Viên Chăn (Lào) không thuyên giảm, ông Phau (62 tuổi, Xiêng Khoảng, Lào) quyết định sang Việt Nam chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.

Trước đó, trung tuần tháng 8, ngày sang Việt Nam, ông Phau không hy vọng nhiều về “cơ hội được sống” để trở về, bởi ông đã điều trị thời gian quá dài, đã mổ dẫn lưu màng phổi nhiều lần nhưng không đỡ.

Tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, sau khi thăm khám kỹ càng, ông Phau đã được các thầy thuốc bệnh viện chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý: Bệnh nhân bị tràn mủ màng phổi, gây ổ cặn khoang màng phổi trái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hô hấp và sức khỏe bệnh nhân.

Đánh giá và phân tích hình ảnh phim chụp cắt lớp lồng ngực, xác định rõ tình trạng của bệnh nhân Phau, bác sỹ đã quyết định tiến hành mổ nội soi lồng ngực.

Mang lại sự sống cho bệnh nhân

Bệnh nhân người Lào được chăm sóc tận tình.
Bệnh nhân người Lào được chăm sóc tận tình.

BSCKI. Hồ Thái Phúc, khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực chia sẻ: “Trong phổi bệnh nhân có rất nhiều mủ đặc và cặn mủ đã được phân cách bởi nhiều khoang. Chúng tôi đã tiến hành lấy mủ để nuôi cấy vi khuẩn trước khi tiến hành hút sạch ổ mủ. Bằng các động tác phẫu thuật cẩn thận, êkip đã tiến hành bóc trọn vỏ của ổ cặn, nhờ đó, phổi nở phục hồi nhanh chóng.

Cuối cùng, chúng tôi tiến hành đặt 2 ống dẫn lưu to, một ống tưới rửa để tiến hành rửa màng phổi liên tục. Đến nay, sau hơn 2 tuần rửa màng phổi liên tục, dịch màng phổi bệnh nhân đã trong, thể trạng bệnh nhân phục hồi tốt.

Xét nghiệm tế bào tức thì bằng phương pháp sinh thiết lạnh, chúng tôi kết luận bệnh nhân bị mủ màng phổi mạn tính".

Theo kinh nghiệm của BS Phúc, những trường hợp tràn dịch, tràn mủ màng phổi điều trị đặt dẫn lưu tối thiểu mà không cải thiện, bệnh nhân nên được chuyển đến những cơ sở có chuyên khoa ngoại lồng ngực để có thể can thiệp tối đa là bóc ổ cặn màng phổi, đặt hệ thống tưới rửa và vật lý trị liệu tốt thì bệnh nhân mới có cơ hội hồi phục tốt, tránh di chứng nặng nề về sau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.