Cứu sống bệnh nhân bị đạn bắn xuyên thủng bụng, nguy kịch

GD&TĐ - Sau khi gắp đạn ra khỏi bụng, bệnh nhân được truyền 17 đơn vị máu và chế phẩm máu. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, đã qua cơn nguy kịch và đang lọc thận nhân tạo...

Ảnh: BVCC.
Ảnh: BVCC.

Ngày 29/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị vết thương nghiêm trọng do đạn bắn xuyên từ lưng lên bụng.

Bệnh nhân là anh B. M. K., 26 tuổi, TP Cần Thơ.

Anh K. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng với vết thương hở 2 cm thắt lưng phải đang chảy máu, đau nhiều, vật vã, niêm nhợt da xanh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp thấp.

Theo chia sẻ của người nhà anh K., trước nhập viện khoảng 3 giờ bệnh nhân bị đạn bắn vào hông phải nên chuyển khẩn cấp đến bệnh viện điều trị.

Nhận định đây là vết thương thấu bụng do hoả khí có tình trạng huyết động không ổn định nên bệnh nhân vừa được hồi sức tích cực truyền máu… vừa thực hiện xét nghiệm siêu âm bụng, CT Sancner bụng có cản quang ..và chuyển thẳng lên phòng phẫu thuật

Bệnh viện đã huy động nhiều ê-kíp phẫu thuật cấp cứu. Bao gồm, ê kíp ngoại tổng quát thực hiện phẫu thuật mở bụng đường trắng giữa tìm đường đi của đạn, phát hiện bụng có nhiều máu tươi.

Sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng ca phẫu thuật đã thành công, sinh tồn bệnh nhân ổn định .

Đến sáng nay 29/3, anh K. đã tỉnh, sinh tồn ổn định, còn đang lọc thận nhân tạo để điều trị tình trạng suy thận cấp. Bệnh nhân hiện đã qua cơn nguy kịch.

Quá trình phẫu thuật bệnh nhân đã được truyền 17 đơn vị máu và chế phẩm máu. 

Theo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vết thương thủng bụng là cấp cứu ngoại khoa. Tỷ lệ tử vong cao nếu các thương tổn không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Các tổn thương do vết thương thủng bụng rất đa dạng, có khi nhẹ chỉ thủng phúc mạc đơn thuần hay rách thanh mạc ruột, rách mạc treo…, nhưng trong một số trường hợp lại rất nặng và phức tạp làm cho việc xử trí gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ tử vong và biến chứng cao.

Đối với vết thương thủng bụng do hỏa khí, tổn thương có năng lượng truyền dẫn cao, do đó khó tiên đoán được mức độ tổn thương các tạng trong xoang bụng, không thể dựa vào tổn thương bề mặt để đánh giá tổn thương nội tạng.

Đây là một trường hợp rất nặng đặc biệt tổn thương thủng động mạch chủ bụng do hỏa khí, bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức do tình trạng mất máu cấp, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu cũa đội ngũ phẫu thuật viên mạch máu trong xử lý tình huống cấp cứu.

Vết thương thủng bụng do hỏa khí là một cấp cứu rất hiếm gặp trong thời bình. Hình thái thương tổn của vết thương do đạn bắn là rất phức tạp, trong xử trí cần phải có một đội ngũ thầy thuốc có kinh nghiệm.

Nguyên tắc là phải hồi sức tốt, thám sát trong mổ hết đường đi của viên đạn từ lỗ vào đến lỗ ra, không bỏ sót thương tổn, ngăn ngừa nhiễm trùng hoại thư sinh hơi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.