Cứu hộ thành công 1 cá thể gấu ngựa tại Hà Nội

GD&TĐ - Ngày 15/10, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa tại thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Cá thể gấu này do chủ nuôi tự nguyện chuyển giao, dưới sự vận động của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, với mong muốn gấu có cuộc sống tốt nhất trong phần đời còn lại.

Gấu được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và chuẩn bị cách ly 45 ngày.
Gấu được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và chuẩn bị cách ly 45 ngày.

Cá thể gấu ngựa đực ước chừng gần 200 kg, được nuôi nhốt trong sân nhà một hộ dân ở thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Hiện nay, toàn địa bàn Hà Nôị còn khoảng 170 cá thể gấu đang được nuôi nhốt trong các trang trại tư nhân, phần lớn gấu nuôi tập trung tại huyện Phúc Thọ. Theo thông tin từ gia đình, chủ nuôi đã nuôi gấu từ năm 2002, tính đến nay khoảng 18 năm từ khi là gấu con.

Cá thể gấu đực được Tổ chức Động vật Châu Á đặt tên là Uno. Tổ chức đã phối hợp tuyên truyền bảo vệ gấu với Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, các cơ quan chức năng, các trường học tại địa bàn trong suốt nhiều năm nay, và đây là một trong những cá thể gấu đầu tiên ở Hà Nội được các hộ tư nhân đồng thuận chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam nuôi cứu hộ vì mục đích nhân đạo.

Các bác sỹ thú y đã gây mê để đưa gấu ra khỏi chuồng nuôi nhốt. Bác sỹ thú y Rachel Sanki – Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam nhận định trong quá trình khám lâm sàng cho gấu: Gấu Uno bị cong cột sống có thể do viêm khớp, chính vì thế chú gấu này không thể nằm thẳng. Ngoài ra, cũng giống như phần đa gấu nuôi nhốt lâu năm, răng gấu có nhiều mảng bám, chân sừng nứt và trụi da do thói quen cọ đầu vào các song sắt.

Đoàn cứu hộ tiếp cận chuồng gấu.
Đoàn cứu hộ tiếp cận chuồng gấu.
Y tá lấy mẫu máu và đo huyết áp cho gấu trong quá trình khám lâm sàng tại nơi cứu hộ.
Y tá lấy mẫu máu và đo huyết áp cho gấu trong quá trình khám lâm sàng tại nơi cứu hộ.
Y tá và bác sĩ thú y cho gấu ăn và kiểm tra sức khỏe cho gấu.
Y tá và bác sĩ thú y cho gấu ăn và kiểm tra sức khỏe cho gấu.
Đưa gấu lên xe tải sau khi khám sức khỏe xong.
Đưa gấu lên xe tải sau khi khám sức khỏe xong.
Gấu được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và chuẩn bị cách ly 45 ngày.
Gấu được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam và chuẩn bị cách ly 45 ngày.

Quá trình cứu hộ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi mặc dù thời tiết mưa bão. Vì cá thể gấu khá lớn, gần 200kg, và cửa vào gian bếp nơi đặt chuồng nuôi khá hẹp, nên việc đưa gấu ra ngoài để khám tại chỗ, cũng như đưa gấu lên lồng vận chuyển cần rất nhiều giúp đỡ. Rất may mắn, đoàn cứu hộ nhận được sự đồng hành của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, Hạt Kiểm Lâm tỉnh Đan Phượng, cũng như sự tạo điều kiện của gia đình chủ gấu. Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cũng kiểm tra chip đăng ký của gấu và thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các quy trình, thủ tục bàn giao. Gấu được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ngay trong ngày.

Trước khi được giới thiệu vào các khu bán tự nhiên rộng gần 3000m2 ở Trung tâm, Gấu sẽ trải qua 45 ngày cách ly đảm bảo không lây nhiễm bệnh, được chữa trị, ghép nhóm, và phục hồi bản năng, sức khoẻ dần dần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.