Cựu Giám đốc CDC Hà Giang lĩnh án 11 năm tù

GD&TĐ - Cựu Giám đốc CDC Hà Giang Nguyễn Trần Tuấn cùng các đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.

Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Trung Nhân
Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Trung Nhân

Trong 2 ngày 10 – 11/8, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “nhận hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang (CDC).

Theo tài liệu của cơ quan thực thi tố tụng, trong thời gian dịch bệnh Covid–19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Y tế giao CDC triển khai xét nghiệm, sàng lọc virus Sars–Cov-2 trên địa bàn.

Để phục vụ công tác xét nghiệm, CDC Hà Giang đã thỏa thuận, thống nhất với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á về việc ứng trước sinh phẩm xét nghiệm thực hiện nhiệm vụ và ký các hợp đồng thanh toán cho Công ty Việt Á và Công ty TNHH Liên hợp Dược Hà Giang tổng số tiền trên 7 tỷ 839 triệu đồng.

Qua điều tra, các bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 5 tỷ 60 triệu đồng. Riêng bị cáo Bùi Văn Tuyển (Phó Giám đốc Công ty TNHH Liên hợp Dược Hà Giang) gây thiệt hại cho Nhà nước trên 900 triệu đồng.

Ngoài ra, các bị cáo nhận tổng số tiền trích % trong và ngoài hợp đồng của Công ty Việt Á 1 tỷ 490 triệu đồng. Trong đó, bị cáo Nga nhận 825 triệu đồng, bị cáo Tuấn nhận 250 triệu đồng.

Viện KSND tỉnh Hà Giang đã truy tố Nguyễn Trần Tuấn, nguyên Giám đốc CDC Hà Giang; Phan Thị Nga, nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm CDC Hà Giang; Tô Minh Huệ, nguyên Kế toán trưởng CDC Hà Giang với 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các bị cáo: Phạm Thị Kim Dung, nguyên Phó Giám đốc CDC Hà Giang; Hoàng Thị Phượng, Kế toán CDC Hà Giang và Bùi Văn Tuyển, Phó Giám đốc Công ty TNHH Liên hợp Dược Hà Giang bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định bị cáo Nga, Tuấn, Huệ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền lớn, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, làm cho cơ quan tổ chức mất uy tín, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử, Hội đồng xét xử tuyên án: Bị cáo Phan Thị Nga 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ” và 1 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hình phạt 16 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Nguyễn Trần Tuấn bị tuyên án 7 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ” và 3 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hình phạt 11 năm tù.

Bị cáo Tô Minh Huệ bị tuyên án 7 năm tù về tội “Nhận hối lộ” và 2 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hình phạt 9 năm tù.

Các bị cáo: Phạm Thị Kim Dung, Hoàng Thị Phượng, Bùi Văn Tuyển lần lượt bị tuyên mức 3 năm, 24 tháng và 12 tháng án treo về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.