Cường kích Su-25 được hoàn thiện dựa trên kinh nghiệm thực chiến

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mặc dù Mỹ đang tiến hành loại bỏ cường kích A-10 nhưng Nga vẫn tin dùng loại máy bay tương đương đó là Su-25.

Cường kích Su-25 được hoàn thiện dựa trên kinh nghiệm thực chiến

"Máy bay cường kích tầm thấp bọc thép Su-25 sẽ được sửa đổi để trang bị vũ khí mới, dựa trên kinh nghiệm sử dụng nó trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Vladimir Artyakov - Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Tập đoàn Công nghệ Nhà nước Rostec đã nói về điều này.

Ông Artyakov lưu ý rằng máy bay tấn công mặt đất có khả năng mang vũ khí chính xác cao và nhìn chung, khả năng tác chiến của phiên bản Su-25SM3 sẽ được tăng lên một cách đáng kể.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến cỗ máy này, có tính đến kinh nghiệm sử dụng nó trong khu vực chiến sự, bao gồm cả việc tích hợp vũ khí mới", Phó Tổng Giám đốc Rostec cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin TASS.

Ngoài ra ông Artyakov nói rằng nhu cầu về cường kích tầm thấp trong điều kiện tác chiến hiện đại vẫn là rất cao. Máy bay tấn công của Nga, như trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, được xem là một lực lượng đáng gờm và tiêu diệt rất nhiều nhân lực, thiết bị và phương tiện của kẻ thù.

Nga tiếp tục hiện đại hóa cường kích Su-25, trong khi Mỹ bắt đầu loại biên hàng loạt A-10.

Nga tiếp tục hiện đại hóa cường kích Su-25, trong khi Mỹ bắt đầu loại biên hàng loạt A-10.

Cường kích Su-25 được thiết kế nhằm hỗ trợ lực lượng mặt đất từ ​​trên không và tiêu diệt các mục tiêu của đối phương tại những tọa độ nhất định. Biến thể phổ biến nhất của chiếc máy bay này hiện là Su-25SM, Su-25SM3 và phiên bản huấn luyện Su-25UB.

Máy bay được trang bị một khẩu pháo tự động GSh-30-2 cỡ 30 mm, bom hiệu chỉnh KAB-500 và KAB-1500, tên lửa không đối đất Kh-29, Kh-25... ngoài ra nó còn mang theo các bình rocket đủ cỡ.

Điểm nổi bật của Su-25 là nó có khả năng tích hợp tên lửa chống tăng Vikhr để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên bộ, đặc biệt là xe tăng, xe bọc thép của đối phương.

Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng Nga không nên tiếp tục hiện đại hóa Su-25 mà cần dồn tiền để chế tạo máy bay không người lái vũ trang, nhất là khi Mỹ đã bắt đầu từ bỏ A-10 bởi nhận thấy việc sử dụng UAV có nhiều lợi ích vượt trội.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.