Cuối năm, hớt tóc, làm móng âm thầm hốt bạc

Không ồn ào như những loại hình kinh doanh, dịch vụ khác, những ngày cuối năm, các tiệm hớt tóc, làm đẹp từ thành thị đến nông thôn âm thầm hốt bạc do khách tăng theo cấp số nhân.

Cuối năm, hớt tóc, làm móng âm thầm hốt bạc

Năm hết Tết đến, dù bận cỡ nào, ai cũng tranh thủ “tút” lại mình để đón năm mới với dung mạo gọn gàng, đẹp đẽ. Nào là cắt tóc, làm móng, dưỡng lại da… Đây cũng là thời điểm để những người thợ “làm dâu trăm họ” tranh thủ hốt bạc.

Một tiệm hớt tóc đông nghịt khách ngày 28 Tết

Một tiệm hớt tóc đông nghịt khách ngày 28 Tết

Anh Hùng, chủ tiệm hớt tóc nam nổi tiếng ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), cho biết trong những ngày cuối năm, lượng khách tìm đến tiệm của anh tăng gấp 3- 4 lần so với ngày thường. Mỗi lần hớt tóc, cạo mặt với giá 30.000 đồng nên chỉ cần vài ngày giáp Tết, doanh thu của tiệm đạt bằng cả tháng ngày thường.

Không chỉ người lớn, trẻ con cũng tút lại đầu tóc để đi chúc Tết ông bà

Không chỉ người lớn, trẻ con cũng "tút" lại đầu tóc để đi chúc Tết ông bà

“Do phải phục vụ tất cả lượng khách (thường là khách quen) nên đến tận chiều 30 tháng Chạp, tiệm của tôi mới nghỉ Tết” - Anh Hùng cho biết.

Còn anh Nguyễn Văn Út, thợ hớt tóc nam ở phường Phú Thứ (quận Cái Răng, TP Cần Thơ), tiết lộ rằng những ngày cuối năm, khách phải xếp hàng để đến lượt mình nhưng ai cũng vui vẻ chứ không tỏ ra phàn nàn như ngày thường.

Trước khi về với gia đình, mấy anh bộ đội cũng tranh thủ ghé tiệm hớt lại mái đầu

Trước khi về với gia đình, mấy anh bộ đội cũng tranh thủ ghé tiệm hớt lại mái đầu

Tuy làm việc đến tận khuya mới nghỉ nhưng đổi lại, thu nhập của những người thợ như anh Út sẽ tăng rất cao, thậm chí được lì xì nhiều nếu gặp phải khách “sộp”.

Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ tăng cao trong dịp tết

Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ tăng cao trong dịp tết

Tương tự các tiệm hớt tóc nam, việc cắt, uốn và làm móng phục vụ cho nữ giới trong những ngày cuối năm cũng hốt bạc không thua kém, thậm chí còn cao hơn.

“Dịp Tết, nhu cầu làm đẹp ở nữ giới tăng nhiều hơn nam nên những người thợ như chúng tôi phải làm việc gần như 200% công sức” - chị Út Bé, một thợ làm móng ở thị trấn Hậu Nghĩa (Đức Hòa, Long An) cho biết.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.