Hai người đàn ông liền mang số tiền đến trình báo cảnh sát, để có thể nhận số tiền trên một cách hợp pháp nếu không có ai là chủ sở hữu đích thực.
Đây là những tờ tiền đã hết niên hạn sử dụng từ năm 1996, nhưng vẫn có thể đổi sang tiền mới.
Vì sự thật thà này mà cả hai sau đó bị chủ công ty xây dựng sa thải. Người này cho rằng Bruggy và Boyd làm việc cho công ty xây dựng nên số tiền tìm thấy trong khi làm việc thuộc sở hữu công ty.
Sự việc càng trở nên phức tạp khi chủ đất và con trai của một người tên Stephen Ma, cũng xuất hiện đòi quyền lợi. Người đàn ông tên Stephen Ma, được cho là chủ sở hữu số tiền, đã qua đời năm 2015.
Theo tài liệu của tòa án tối cao, Peter Chan, chủ sở hữu mảnh đất và là họ hàng của Stephen Ma, nói: “Trong những năm 1993, Ma từng cho tôi xem các tờ tiền với nhiều mệnh giá khác nhau được bọc trong giấy báo có in chữ Trung Quốc”.
“Có lẽ ông ấy không muốn gửi tiền vào ngân hàng để tránh phải nộp thuế”, Chan nói với cảnh sát.
Tờ khai của Raymond Ma, con trai Stephen Ma thì nói rằng từng thấy cha mình gói những vật gì đó bằng giấy báo có in chữ Trung Quốc mà không rõ lý do tại nhà.
Công ty xây dựng Morrison thì cho rằng số tiền không thể là của người tên Stephen Ma vì “một người bình thường không thể kiếm được số tiền lớn tới 476.630 AUD”.
Chủ nhân số tiền vì một lý do nào đó đã bỏ quên chúng ở đây nên số tiền cần phải thuộc về công ty xây dựng, đại diện công ty cho biết.
Trong khi cuộc chiến pháp lý đang diễn ra, Christine Smyth, một luật sư chuyên về lĩnh vực thừa kế và bất động sản, cảnh báo rằng có thể không một ai trong số những người trên có thể nhận số tiền “từ trên trời rơi xuống” nói trên.
Thay vào đó, số tiền trên có thể được chuyển vào quỹ của bang Queensland hoặc ngân sách của chính phủ liên bang.