Cuộc sống vạn người mơ của nữ tiến sĩ giữa sương trắng Đạ Sar

GD&TĐ - Đây là giấc mơ đã đến với TS Nga từ lâu lắm rồi nhưng phải đợi đến ngày rời hẳn khỏi bục giảng trường đại học chị mới có cơ hội để thực hiện. 

Nhận quyết định nghỉ hưu sau hàng chục năm giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tháng 2/2020, TS Tâm lí học Cao Huyền Nga đã bỏ lại sau lưng căn nhà ở Thủ Đức với phố phường Sài Gòn đô hội ầm ĩ còi xe và khói bụi để chuyển lên sống những năm cuối đời ở vùng núi đồi xã Đạ Sar.

Đây là giấc mơ từ lâu lắm rồi nhưng phải đợi đến ngày rời hẳn khỏi bục giảng trường đại học thì chị mới có cơ hội để thực hiện. 

Ngôi nhà mới của TS Cao Huyền Nga ở Đạ Sar.
Ngôi nhà mới của TS Cao Huyền Nga ở Đạ Sar.

Xã Đạ Sar thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, cách TP Đà Lạt 25km về phía Ðông Nam, là một xã có diện tích 247 km2, dân số chỉ hơn 3.000 người, mật độ dân số thấp đến mức chỉ 12 người/km2.

Lạc Dương là huyện nằm hoàn toàn trên cao nguyên Lâm Viên, có các ngọn núi cao trên 2.000m như núi Bidoup, núi Lang Biang, núi Chư Yen Du. Lạc Dương còn là vùng đất có tiềm năng về phát triển du lịch ở khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng.

Vài năm trở lại đây, du khách đến với Ðà Lạt nhất là khách quốc tế và giới trẻ ưa thích khám phá du lịch thể thao mạo hiểm đều tìm đến thác Ðạ Sar 5 tầng trên địa bàn xã Ðạ Sar. Ðây là điểm du lịch sinh thái mới khá hấp dẫn và được xem là nơi ngắm mây trời đẹp nhất Việt Nam.

Là căn nhà có rất nhiều view đẹp.
Là căn nhà có rất nhiều view đẹp.
Căn nhà có ban công bằng gỗ thông.
Căn nhà có ban công bằng gỗ thông.

Để có nơi ở mới trên Ðạ Sar, TS Nga mua hẳn một ngọn đồi rồi thuê kiến trúc sư thiết kế và xây một căn nhà theo ý thích của riêng mình. Đó làm một căn villa có thiết kế đơn giản, chủ yếu làm bằng gỗ thông, có cửa sổ trổ ra bốn hướng, thông thoáng và tràn ngập khí trời, là căn nhà có rất nhiều view đẹp.

Lên sống ở đây cũng là khi chị nói lời từ biệt với quạt điện và máy lạnh nhưng phải mua thêm nhiều vật dụng mùa đông và lò nướng, nồi chiên không dầu để thường xuyên được ăn thức ăn nóng giữa tiết trời luôn se lạnh.

Căn nhà của TS Cao Huyền Nga (người đứng giữa) đã trở thành điểm check in yêu thích của rất nhiều bạn bè và học trò.
Căn nhà của TS Cao Huyền Nga (người đứng giữa) đã trở thành điểm check in yêu thích của rất nhiều bạn bè và học trò.

Chung quanh căn villa Ðạ Sar của nữ tiến sĩ tâm lí là những vạt đất màu mỡ, TS Nga đã tự tay trồng rau xanh, trồng đủ các loại hoa, cây cảnh, cây ăn trái hoàn toàn theo ý thích của chị mà không theo bất cứ một qui hoạch cứng nhắc nào.

Lên Đạ Sar định cư, chị đã và đang được sống một cuộc sống hoàn toàn tự do và ngẫu hứng. Sáng dậy uống trà, chăm bón vườn tược, cho lũ chó mèo ăn và đi dạo bằng cách chạy xe trên quốc lộ 27C thoáng đãng xuyên qua những rừng thông đẹp như cổ tích.

Phía trước căn nhà là quốc lộ 27C thoáng đãng xuyên qua những rừng thông đẹp như cổ tích.
Phía trước căn nhà là quốc lộ 27C thoáng đãng xuyên qua những rừng thông đẹp như cổ tích.

Sống ở giữa núi đồi và mây trắng Đạ Sar, căn nhà của TS Cao Huyền Nga đã trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều bạn bè và học trò, cũng là nơi mà nhiều bạn trẻ mong được một lần check in.

Từ Hà Nội, Qui Nhơn đến TP Hồ Chí Minh, từng tốp bạn trẻ là sinh viên, học trò của TS Nga cứ vài tuần lại lên thăm và ở lại chơi với cô giáo.

Nhiều người trong chuyến du lịch đến Đà Lạt đã đi thêm 25km về Đạ Sar để thăm TS Cao Huyền Nga và ngôi nhà mới. Họ thường ngủ lại một đêm, đốt lửa trại, uống cafe nóng, ăn thịt nướng, hát hò vui nhộn và thưởng thức không gian vô cùng tĩnh lặng, trong lành của một vùng núi đồi và thảo nguyên quanh năm mát lạnh.

Rất nhiều bạn bè, học trò, du khách du lịch đến Đà lạt đã đi thêm 25km về Đạ Sar để thăm Cao Huyền Nga và ngôi nhà mới. TS Cao Huyền Nga thứ hai phải sang.
Rất nhiều bạn bè, học trò, du khách du lịch đến Đà lạt đã đi thêm 25km về Đạ Sar để thăm Cao Huyền Nga và ngôi nhà mới. TS Cao Huyền Nga thứ hai phải sang.

Tính đến 15/8/2020 mới rồi là tròn nửa năm TS Cao Huyền Nga bỏ phố về rừng. Chị đã viết trên trang cá nhân với những lời rất mãn nguyện:

Tròn nửa năm ở Đạ Sar

Sau thời gian tất bật lo toan chuyện dọn nhà... với sự hỗ trợ của người thân, bạn bè, học trò cũ, chiều 15/2/2020, mình đã chính thức về nơi ở mới.

Mất thêm vài ba tháng sắp xếp, dọn dẹp, ổn định cuộc sống, dần dần mọi thứ đã ổn. Điện, nước, internet, truyền hình cáp... đã có, lương hưu chuyển qua tài khoản đều đặn đầu tháng; cuối tháng ngoan ngoãn chạy 18km hết 35 phút băng qua rừng thông đến bệnh viện huyện lấy thuốc định kỳ. Khoảng 7 - 10 ngày chạy xe đến quầy tạp hóa cách nhà hơn 2km, mua vật dụng, thức ăn.

Hàng xóm xung quanh đều là người bản xứ K"ho, thân thiện hiền lành. Cần mua gì thì đặt trên mạng, các shipper và nhân viên bưu điện rất nhanh chóng mang đến tận nhà. Rau trong vườn nhà đã có 5-7 loại, mình vẫn túc tắc trồng thêm.

Không khí trong lành, thời tiết luôn mát mẻ, nhiệt độ trung bình chỉ 17 - 25 độ nên sống ở đây rất dễ chịu, khỏe khoắn. Năng lượng tích cực từ cây cối có thể cảm nhận hàng ngày.

Cảm ơn Trời Phật cho con được sống yên lành những năm tháng này”.

Thế đấy, hạnh phúc của con người ta nhiều khi rất giản dị, đôi khi chỉ là để được làm những gì mình thích mà không phụ thuộc vào ý chí của một ai khác. TS Cao Huyền Nga là một ví dụ.

(Ảnh trong bài rút từ facebook Cao Nga)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.