Cơn bão Helena đổ bộ vào nước Anh vừa qua có sức gió mạnh đến nỗi thác nước Mallerstome Edge gần như chảy ngược lên trời, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục. Sức gió của cơn bão Helena có vận tốc gần 100 km/h. Sức gió khiến cho dòng nước thay vì rơi xuống, thì lại chảy ngược lên trên. Đây không phải là lần đầu tiên thác nước Mallerstome Edge chảy ngược. Trong thực tế, mỗi cơn bão vào vùng Cumbria này đều gây ra hiệu ứng thác nước chảy ngược như vậy.
Phát hiện nguồn sáng không tự nhiên
Hai kính viễn vọng ở Hawaii (Mỹ) thuộc dự án ATLAS và phát hiện chớp sáng không tự nhiên trên bầu trời. Các nhà khoa học đặt tên cho đối tượng đó là AT2018cow, viết tắt là “The Cow”. Cho đến nay, có ít nhất 24 kính viễn vọng nghiên cứu đối tượng phát sáng nhưng chưa rõ nó hình thành như thế nào. Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy, đối tượng có thể là một siêu tân tinh type 1c, trong đó nhân ngôi sao sụp đổ và ném lớp vỏ ngoài gồm hidro và heli ra không gian vũ trụ.
Hóa thạch sinh vật lâu đời nhất
Các nhà khoa học vừa xác định được hóa thạch sinh vật lâu đời nhất trong lịch sử. Đó là hóa thạch loài Dickinsonia với niên đại 558 triệu năm. Hóa thạch Dickinsonia được bảo quản tự nhiên tốt đến mức vẫn còn chứa các phân tử cholesterol. Dickinsonia thuộc Khu hệ Ediacara bao gồm các thực thể sống đa bào cổ xưa nhất. Các nhà khoa học gặp khó khăn khi phân loại Dickinsonia. Có lúc nó được xem là nấm, có lúc là địa y, lại có lúc được xem là dạng chuyển tiếp giữa thực vật và động vật. Thậm chí, việc phân tích phiên bản hóa thạch tìm được ở Nga cho thấy, Dickinsonia xứng đáng là động vật!
GD&TĐ -Chiều 24/6, Công đoàn Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Chuyển đổi số: Thời cơ và thách thức đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động”.
GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng đã ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng cảm biến đo lường quán tính (IMU) và từ tính để thiết kế, chế tạo một mẫu xe AGV.
GD&TĐ - Năm nay, ngày Hạ chí ở Bắc bán cầu rơi đúng vào ngày 21/6. Đây được coi là “ngày dài nhất trong năm”. Ngày Hạ chí là một sự kiện trong các hiện tượng thiên văn của năm.
GD&TĐ -Bề mặt chức năng chống dính ướt, băng tuyết trên vật liệu kim loại (nhôm, sắt, đồng) cho thấy hiệu năng tốt trong môi trường làm việc lạnh giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo hướng công nghiệp.
GD&TĐ -Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển đã phát triển một cảm biến siêu nhỏ để phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vòng vài phút.
GD&TĐ -Các nhà khoa học cho biết, hàng nghìn loại virus bí ẩn được phát hiện gần đây trong các đại dương trên thế giới có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái. Theo nhóm nghiên cứu, một phần của tình trạng này là do khả năng “lập trình lại” các vật chủ mà virus lây nhiễm.
GD&TĐ - Nhiều năm qua, các phong trào, hội thi về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên.
GD&TĐ - Chiều 13/6, tại Trường ĐH Ngoại thương đã diễn ra Lễ ra mắt Hệ sinh thái kết nối các trường đại học Châu Á (PAMS) và phát động Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Khoa học Dữ liệu.
GD&TĐ - Cách làng Noli ở vùng Ligura của Italia 40m ngoài khơi là 6 mái vòm hay còn gọi là bầu sinh quyển có hình dạng như một bầy sứa khổng lồ dưới đáy đại dương.
GD&TĐ - Loài cá hề nenmo vốn chỉ sinh sống ở vùng quần đảo Trường Sa, nay được các nhà khoa học lai tạo thành công. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện được việc lai tạo này.
GD&TĐ - Trận hạn hán khắc nghiệt tại Iraq làm thành phố 3.400 tuổi ngủ say dưới một hồ chứa trên sông Tigris ở miền Bắc Iraq lộ diện và các nhà khảo cổ đã đua nhau khai quật di tích trước khi mực nước sông dâng trở lại.
GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM gồm Trần Minh Quang, Huỳnh Đỗ Trang Nguyệt, Nguyễn Sơn Cảnh, Phạm Hoàng Hải Nguyên, Trần Vĩnh Nhựt mới đây đã sản xuất thành công rượu lên men từ hạt mít.
GD&TĐ - Mới đây, các chuyên gia nông nghiệp ở Ấn Độ đã khám phá các thành phần của một loại “thuốc trừ sâu tự nhiên” có từ 1.000 năm trước và ứng dụng nó trên các cánh đồng ngày nay.
GD&TĐ - Ngày 24/5, Trường THCS Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội STEM năm học 2021-2022. Tới dự có bà Đặng Thị Kim Tuyến - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cùng toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.