Cuộc sống muôn màu

 

Cuộc sống muôn màu

Gió thiên hà từ vũ trụ non trẻ

Những thiên hà trong giai đoạn vũ trụ sớm có nét đặc trưng là các giai đoạn hình thành sao mạnh mẽ đan xen với các giai đoạn nghỉ, không hình thành sao. Cơ chế này thường được điều chỉnh bởi các luồng gió thiên khổng lồ.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một trong những luồng gió đó. Sử dụng Kính thiên văn vô tuyến ALMA, các nhà khoa học đã đo được vận tốc gió thiên hà trong thiên hà SPT2319-55. Các quan sát cho thấy luồng gió thiên hà này bùng phát mạnh khi vũ trụ mới hình thành được 1 tỷ năm.

NASA thật sự muốn đưa robot - ong lên sao Hỏa

Trong thời gian qua, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lập kế hoạch gửi đội quân robot – ong lên sao Hỏa. Hiện tại tất cả cho thấy, NASA thật sự muốn hiện thực hóa kế hoạch này. Ý tưởng robot – ong có ý nghĩa thực tiễn lớn, bởi robot - ong hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các vệ tinh hay xe tự hành trên sao Hỏa. Xe tự hành Curiosity ở trên sao Hỏa đã 5 năm, nhưng trong thời gian đó, nó chỉ di chuyển được gần 20 km. Trong khi đó, robot – ong chỉ cần vài giờ để vượt qua khoảng cách đó.

Dấu vết sinh vật lạ dưới đại dương

Robot nghiên cứu đáy biển Thái Bình Dương phát hiện hơn 3.500 đường rãnh bí ẩn, có nguồn gốc chưa được giải thích. Các đường rãnh này dài khoảng 2,5 m và sâu 13 cm.

Theo các nhà khoa học ở Trung tâm Hải dương học, ĐH Southampton (Anh), các dấu vết lạ này không phải là kết quả của các quá trình địa chất. Hiện tại, các nhà sinh học đại dương cho rằng, đây là dấu vết của một loại sinh vật khổng lồ bí ẩn. Vấn đề là ở chỗ các dấu vết xuất hiện ở độ sâu 4.000 mét - nơi không một sinh vật biển kích thước lớn nào có thể sống được.

Theo Onet; Interia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ