Cuộc sống của sinh viên Anh 'chạm đáy' vì lạm phát

GD&TĐ - Hiệp hội Sinh viên quốc gia Anh (NUS) kêu gọi chính phủ nước này tăng cường hỗ trợ sinh viên giải quyết vấn đề khi chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Sinh viên Anh giảm gần một nửa chi tiêu cho thực phẩm vì lạm phát.
Sinh viên Anh giảm gần một nửa chi tiêu cho thực phẩm vì lạm phát.

Theo khảo sát của NUS, 96% sinh viên Anh đang “thắt lưng buộc bụng” bằng cách tiết kiệm tiền, cắt giảm một nửa chi tiêu cho thực phẩm và năng lượng. Lạm phát dẫn đến chi phí sinh hoạt tăng cao khiến 1/4 sinh viên được hỏi chi tiêu dưới mức 50 bảng mỗi tháng (khoảng 1,4 triệu đồng). 42% chi tiêu dưới mức 100 bảng (khoảng 2,9 triệu đồng).

Các vấn đề tài chính đang có tác động lớn đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Anh. Theo ghi nhận từ đường dây trợ giúp sinh viên Nightline, 51,4% sinh viên đã gọi điện yêu cầu trợ giúp trong năm học 2020 – 2021 và tăng thêm 30% vào năm 2021 – 2022 do ảnh hưởng của Covid-19. Năm học 2022 – 2023, con số này tăng lên 23%.

Đáng chú ý, riêng từ tháng 9, số người cảm thấy căng thẳng và lo lắng gọi đến đường dây đã tăng từ 10,9% lên 17%. Số cuộc gọi bày tỏ lo lắng về tài chính cũng tăng lên. Trong đó, không ít sinh viên Anh bày tỏ ý định muốn tự tử.

Anh Matt Jones, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường ĐH Loughborough (Anh), đã gọi điện tới dịch vụ Nightline vào tháng 5/2022. Anh cho biết cảm thấy choáng ngợp trước hàng loạt sự kiện căng thẳng trên thế giới và phải điều chỉnh lại cảm xúc để tái hòa nhập với xã hội sau 2 năm dịch Covid-19.

Đây cũng là nhận định của ông Jones, người điều hành dịch vụ Nightline. Ông Jones cho rằng, giới trẻ đang mất dần hứng thú khi sống trong những sự kiện lớn. Trong các cuộc gọi, sinh viên thường bày tỏ mong muốn được trải nghiệm một năm bình yên và không có sự kiện nào xảy ra.

Trong thế giới nhiều biến động như hiện nay, mạng xã hội càng gia tăng áp lực lên người trẻ bởi các thông tin tiêu cực. Nhưng ông Jones đánh giá việc ngày càng nhiều sinh viên gọi điện trợ giúp là dấu hiệu tích cực. Điều này cho thấy, họ hiểu rõ những gì cần làm để giúp đỡ chính mình và truyền đạt nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, sinh viên Anh phản ánh chính phủ nước này chưa hỗ trợ tốt cho họ trong bối cảnh hiện nay. Hơn 1.000 người đã viết thư kiến nghị yêu cầu các hành động khẩn cấp để hỗ trợ sinh viên khi chi phí sinh hoạt tăng cao.

Các kêu gọi bao gồm giữ nguyên mức vay sinh viên; mở rộng cơ hội, điều kiện để sinh viên đăng ký các chương trình hỗ trợ và Quỹ Tín dụng toàn cầu. Ngoài ra, chính phủ nên giới hạn tiền thuê nhà cho sinh viên, phân bổ thêm nguồn ngân sách cho quỹ hỗ trợ sinh viên khó khăn...

NUS cho biết, đây không phải lần đầu tiên sinh viên và tổ chức này kêu gọi Chính phủ Anh hành động để cứu lấy sinh viên khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, những yêu cầu chưa được xem xét thỏa đáng.

Bà Chloe Field, Phó Chủ tịch phụ trách Giáo dục đại học NUS, cho biết: “Chính phủ hành động khẩn cấp để giảm bớt áp lực và thực hiện các đề xuất của chúng tôi. Cho đến khi các yêu cầu được thông qua, các tổ chức phải tăng cường hỗ trợ sinh viên Anh về chi phí thực phẩm, năng lượng và thuê nhà”.

Theo THE, TG

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.