Cuộc đua mới của các siêu cường

GD&TĐ - Ngân sách 2020 đã tăng đáng kể cho Không quân Mỹ. Đây là bước tiến mới trong kế hoạch chế tạo nguyên mẫu, thử nghiệm và triển khai vũ khí siêu thanh theo lịch trình tăng tốc nhằm bảo vệ “từ xa” các cuộc tấn công từ bên ngoài, với dự án phát triển và nâng cấp các thiết bị tấn công siêu nhanh, siêu mạnh ở tốc độ Mach 5 (tức gấp 5 lần tốc độ âm thanh).

Các cường quốc đang đẩy cuộc đua vũ khí siêu thanh lên tầm cao mới
Các cường quốc đang đẩy cuộc đua vũ khí siêu thanh lên tầm cao mới

Theo William Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân và Hậu cần: Nỗ lực phát triển vũ khí siêu thanh mới tập trung vào thử nghiệm để tạo dựng nguyên mẫu và nhanh chóng tiến gần đến ứng dụng thực tế, cũng như nâng cao vai trò phát minh mới.

Trích dẫn từ tài liệu ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ, yêu cầu tăng nguồn ngân sách năm 2020 lên 2,6 tỉ đô la tập trung vào phát triển vũ khí siêu thanh để đáp ứng khả năng phòng thủ từ xa.

Trong thời gian gần đây, Không quân Mỹ đã trao một số hợp đồng béo bở cho Lockheed để đẩy nhanh việc chế tạo nguyên mẫu cho vũ khí siêu thanh, được gọi là “vũ khí phản ứng tên lửa phòng không”. Nỗ lực này được chia ra làm hai phần, bao gồm vũ khí phản ứng nhanh phòng không và vũ khí tấn công siêu thanh tiêu chuẩn.

Các nhà phát triển vũ khí của Lầu Năm Góc dành cho Không quân gần đây là chỉ dấu cho biết, vũ khí siêu thanh của Mỹ có thể triển khai được lần đầu tiên vào đầu thập niên 20 của thế kỉ này.

Các drone siêu thanh sử dụng và các nhiệm vụ tấn công hoặc ISR (tình báo, trinh sát, dò tìm) được cho là sẽ xuất hiện trong thập niên 30 - 40 nếu bám theo các suy luận trên, theo các quan chức dịch vụ cấp cao trao đổi với Warrior Maven.

Giờ đây, nỗ lực thử nghiệm và trình diễn vũ khí siêu âm mới mạnh mẽ này dự kiến sẽ thay đổi khung thời gian ra mắt theo một cách đáng kể. Trên thực tế, một bài báo từ Tạp chí Không quân trích dẫn rằng các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao cho biết Không quân Mỹ nên sở hữu vũ khí siêu âm hoạt động được trong vòng 2 năm tới.

Các nhà phát triển vũ khí độc quyền của Không quân Mỹ bao gồm cả Roper đã thông báo việc sẽ không chờ đợi thêm cho một giải pháp hoàn thiện 100% mà các loại vũ khí này có thể xuất hiện sớm hơn để đáp ứng yêu cầu tác chiến mới của quân đội.

Một yếu tố quan trọng của dự án này là tăng tốc độ siêu thanh trước các mối đe dọa từ bên ngoài, kể cả các cuộc tấn công chớp nhoáng.

Theo lý luận này, sự ra đời của vũ khí siêu thanh sẽ giải thích cho các câu hỏi về khả năng tồn tại trong tương lai của các siêu vũ khí như tàu sân bay. Làm thế nào để các cảm biến, radar và phòng thủ nhiều lớp trên tàu có thể thành công trong việc phát hiện theo dõi và đánh chặn hoặc phá hủy một vũ khí siêu âm đang tiến đến với tốc độ nhanh gấp năm lần âm thanh?

Cuộc tăng tốc phát triển vũ khí siêu thanh này đang diễn ra trong bối cảnh chạy đua trên toàn cầu. Cả Nga và Trung Quốc đều rõ ràng đang tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, khiến một số chuyên gia quân đội Mỹ đặt ra câu hỏi: Liệu nước này có bị xếp sau các đối thủ chính trong lĩnh vực này hay không.

Bởi, theo một bài báo từ Popular Mechanics trích dẫn từ Truyền thông Nhà nước Trung Quốc công bố, nước này đã thành công thử nghiệm máy bay phản lực siêu thanh mang tên Waverider mới.

Đây là loại máy bay siêu thanh có khả năng tách khỏi tên lửa đẩy bay trong vòng 400 giây, đạt tốc độ tối đa vào khoảng Mach 5,5 tới 6 và đạt độ cao là 100 nghìn feet. Điều này đồng nghĩa với việc vượt hơn tốc độ Mach 5 mà vũ khí mới của Mỹ vừa công bố.

Theo Warriormaven

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.