Cuộc đời đầy bi ai và nỗi oan của nàng Tây Thi

Cuộc đời đầy bi ai và nỗi oan của nàng Tây Thi

Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.

Nàng đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần ở đâu nàng xuất hiện là cây cối nghiêng ngả, động vật cũng phải đắm chìm ngắm nhan sắc của nàng. Vì thế, kể cả đến tận bây giờ, nàng vẫn là người được biết đến là người đứng đầu trong Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ.

Câu Tiễn chính là vua của nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc, do không nghe lời can ngăn của tướng tài Phạm Lãi và Văn Chủng, mang quân đánh nước Ngô nên bị vua Ngô Phù Sai đánh cho tơi tả, mất nước và bị bắt làm nô lệ.

Trước khi Câu Tiễn bị làm nô lệ cho nước Ngô, Văn Chủng đã hiến kế cho ông dùng ‘mỹ nhân kế’ – hiến cho Phù Sai để làm gian tế. Trong đó có hai sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành đó là Tây Thi và Trịnh Đán (Sau này được gọi là Đông Thi).

Bên cạnh việc triều cống vàng bạc châu báu, nước Việt đã cống nạp cho Ngô vương các mỹ nữ. Thật ra, chuyện triều cống ngoài mặt là tỏ ý thần phục nhưng bên trong chứa một loạt mưu kế của người nước Việt.

Việc cống châu báu là để Phù Sai lao vào ăn chơi hưởng lạc, việc cống mỹ nữ là để cho Phù Sai đắm chìm trong tửu sắc. Một khi Phù Sai không còn là minh quân thì cơ hội phục thù của người Việt sẽ tăng thêm.

Vốn háo sắc, khi nhìn thấy hai mỹ nhân này, Phù Sai xúc động thốt lên: "Nước Việt cống tiến hai mỹ nữ, đó chính là biểu hiện cho lòng trung của Câu Tiễn với nước Ngô".

Ngũ Tử Tư vội vàng khuyên nhủ Phù Sai: "Không được, đại vương không được nhận. Hiền sĩ là báu vật quốc gia, mỹ nữ là họa quốc gia. Hạ diệt vọng vì Muội Hỉ, Thương diệt vong vì Đắc Kỷ, Chu diệt vong vì Bao Tự".

Phù Sai không nghe theo lời của Ngũ Tử Tư về họa "mỹ nhân vong quốc", đã tiếp nhận hai .

Phù Sai có được Tây Thi, Trịnh Đán thì tâm hồn điên đảo, đã lệnh cho xây đài Cô Tô và cung Xuân Tiêu làm chốn hưởng lạc cùng các mỹ nhân: Tạo hồ Thiên Trì, giữa hồ có thuyền Thanh Long, trên thuyền có âm nhạc, ca vũ để thỏa thuê vui thú.

Tây Thi rất giỏi điệu múa "gõ guốc", Phù Sai liền xây dựng cho nàng một cái đài để Tây Thi, Trịnh Đán cùng các cung nữ nhảy điệu này. Trên người các nàng giắt thêm chiếc chuông nhỏ khi múa sẽ phát ra âm thanh, khiến Phù Sai chết mê chết mệt.

Một mặt Phù Sai đắm chìm vào sắc đẹp, không lo chuyện triều chính; một mặt Câu Tiễn nằm gai nếm mật, chờ ngày trả thù...

Cuối cùng vì mải mê với mỹ nhân mà Phù Sai bị mất nước, nước Ngô bị quân Việt xâm lấn, mất thế tử, khí thế giảm sút. Quân Ngô theo Phù Sai đi đường xa mỏi mệt, bị quân Việt đánh bại. Phù Sai phải mang nhiều của cải sai sứ sang giảng hòa với nước Việt.

Tuy được giảng hòa nhưng nước Ngô đã suy yếu hẳn trong khi nước Việt vẫn không ngừng lớn mạnh. Phù Sai thấy nhục nhã không thể chấp nhận. Ông hối hận không nghe lời Ngũ Viên trước đây, dùng dao cắt cổ mà chết.

Phù Sai ở ngôi tất cả 23 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Ông được Câu Tiễn sai người mang chôn cất. Nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt. Phù Sai trở thành vị vua cuối cùng của nước Ngô.

Tây Thi cuối cùng về đâu?

Có một thuyết khác nói rằng, sau khi cuộc chiến tranh Ngô Việt kết thúc, Tây Thi đã trở về quê cũ ở suối Nhã Na dưới chân núi Trữ La, sống những ngày tháng còn lại của cuộc đời một cách hạnh phúc.

Cũng có người nói nàng “Sau khi nước Ngô bị tiêu diệt, người Việt kéo Tây Thi ra sông, cho vào bao rồi ném xuống nước cho chết”.

Nhưng dù như thế nào đi nữa, kết cục ra sao thì cuộc đời nàng Tây Thi cũng là một tấm bi kịch, không được lấy người mình yêu mà phải đi làm “quà tặng” cho người khác. Quả là ai oán một đời người.

Theo Khỏe & Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ