Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc là sự kiện không thể nào quên

GD&TĐ - Ngày 15/2 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại (1979-2019)”.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc là sự kiện không thể nào quên

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu, các nhà khoa học, các giảng viên đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; viện nghiên cứu và trường đại học uy tín trong cả nước; các nhân chứng, cựu quân nhân đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cho biết: Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã trải qua 40 năm, đó là sự kiện không thể nào quên đối với mọi người dân Việt Nam.

Sau cuộc chiến, với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hoá quan hệ, lãnh đạo hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã không ngừng củng cố, vun đắp mối quan hệ và đã nâng tầm lên là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Với tinh thần ấy, việc nhìn lại lịch sử nhằm đúc rút ra những bài học để trong tương lai không bị lặp lại là một điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Do đó, hội thảo có ý nghĩa về khoa học, chính trị sâu sắc đối với quan hệ hai nước.

Còn PGS.TS Trần Đức Cường- Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: 40 năm đã trôi qua, thế giới đã có nhiều biến đổi. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được bình thường hóa và đang trong quá trình phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dù còn có những trở ngại cần vượt qua.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Việc tổ chức Hội thảo không phải để khoét sâu mối hận thù mà để nhắc lại một sự thật lịch sử, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. 40 năm qua là một thời gian đủ dài để Trung Quốc và Việt Nam có điều kiện nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học để tìm ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề do lịch sử để lại.

Hội thảo là dịp nhìn lại sự kiện lịch sử diễn ra cách đây 40 năm một cách khách quan, trung thực. Qua đó, tăng cường tình đoàn kết, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đồng thời, phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch, xuyên tạc, vu cáo, lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá Đảng và Nhà nước, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc.

Hội thảo góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”; những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Những kinh nghiệm quý về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được rút ra từ Hội thảo sẽ được bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo, phù hợp với quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc trong thời kỳ mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.