Cùng trẻ em Nhật ăn trưa mới thấm thía thế nào là thua ngay từ vạch xuất phát

GD&TĐ - Chỉ thông qua một bữa trưa với thực đơn không có gì đặc biệt nhưng những gì mà trẻ em Nhật làm được trong thời gian ít ỏi đó đã cho thấy chúng được giáo dục kĩ lưỡng đến mức nào.

Đây là suất ăn trưa của học sinh tại nhà ăn của một trường Tiểu học ở Nhật Bản. Nó vô cùng đơn giản với 1 bát canh trứng, 1 bát cơm, 1 chút rau cùng chút thịt.
Đây là suất ăn trưa của học sinh tại nhà ăn của một trường Tiểu học ở Nhật Bản. Nó vô cùng đơn giản với 1 bát canh trứng, 1 bát cơm, 1 chút rau cùng chút thịt.

Trong một lần đưa học sinh đến tham quan một trường học ở Nhật, một giáo viên người Đài Loan đã chụp lại những hình ảnh về bữa trưa của trẻ em Nhật và bày tỏ rất nhiều cảm xúc về những gì “mắt thấy tai nghe”. Người giáo viên này chia sẻ: Không đến Nhật Bản, chúng ta sẽ không thể hiểu được thế nào mới thật sự là chất lượng giáo dục. Từ năm 1900, Nhật Bản đã phổ cập hình thức giáo dục bắt buộc. Cùng trẻ em Nhật ăn một bữa trưa, tôi đã hiểu trẻ em nước mình kém ở đâu.

Dưới đây là chùm ảnh về bữa ăn trưa vô cùng đặc biệt và cũng chứa đựng nhiều bài học đáng nể phục của trẻ em Nhật:

Đây là suất ăn trưa của học sinh tại nhà ăn của một trường Tiểu học ở Nhật Bản. Nó vô cùng đơn giản với 1 bát canh trứng, 1 bát cơm, 1 chút rau cùng chút thịt. 

Chất lượng bữa ăn cũng khá bình thường nhưng thực phẩm đều là nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất dễ ăn. Đặc biệt, gạo rất ngon.

Khi vừa bước vào, chúng tôi đã bắt gặp một vài em học sinh trông người rất bé mặc áo khoác trắng, đội mũ và đeo khẩu trang y tế tay cầm rổ đựng dụng cụ ăn (thìa, đũa..), có những em đang khiêng thùng sữa rất nặng tiến vào trong. Tôi liền hỏi người phiên dịch rằng bọn trẻ đang làm gì. Phiên dịch đáp: “Đó là các em tới phiên trực nhật hôm nay, mỗi hôm đều có một lớp trực nhật tới phụ bếp, kể cả lớn nhỏ đều phải tham gia”.

Các em làm nhiệm vụ bắt buộc phải đeo khẩu trang để đảm bảo vệ sinh. Công việc là lau bàn, xuống nhà ăn nhận thức ăn rồi chia cơm, chia thức ăn, phát sữa, chia đũa và múc canh cho mọi người.

Các em học sinh đã làm xong nhiệm vụ nhưng chưa vội ăn mà đợi chúng tôi ngồi xuống rồi mới bắt đầu dùng bữa.

Học sinh của đoàn chúng tôi được xếp ngồi đối diện với các em Nhật Bản. Các em rất nhanh chóng làm quen với nhau.

Đây là món quà mà các em học sinh Nhật tặng tôi, một chiếc mũ nhỏ làm từ tranh do các em vẽ được đặt trên bàn.

Ngồi đối diện tôi là cô bé dễ thương này, em ấy giúp tôi mở hộp sữa một cách cẩn thận và lễ phép.

Sau đó, cô bé phân dây buộc và túi bóng trên nắp hộp sữa vào 2 cái ca nhựa khác nhau rồi lại đi giúp các bạn khác mở hộp sữa.

Học sinh của đoàn tôi vừa mở xong chai sữa thì sẽ có học sinh Nhật tới thu dây buộc và vỏ nilon lại.

Thùng rác bên trái đựng vỏ nilon, thùng bên phải đựng nắp chai và giấy. Đây là bài học về phân loại rác mà các em được dạy từ khi còn nhỏ, sẽ hình thành thói quen của xã hội khi chúng lớn lên.

 Cùng trẻ em Nhật ăn trưa mới thấm thía thế nào là thua ngay từ vạch xuất phát ảnh 13

Cùng trẻ em Nhật ăn trưa mới thấm thía thế nào là thua ngay từ vạch xuất phát ảnh 14

Cùng trẻ em Nhật ăn trưa mới thấm thía thế nào là thua ngay từ vạch xuất phát ảnh 15

Gương mặt hồn nhiên của các em học sinh Nhật Bản. Những đứa trẻ ăn cơm một cách tập trung, ăn hết sạch suất của mình.

Sau bữa trưa, chúng tôi cùng nhau giao lưu, học sinh đoàn tôi được mời lên đặt câu hỏi. Học sinh của tôi hỏi: “Các bạn có thấy vui không?” Tất cả đồng thanh đáp: “Rất vui”. Nhưng đến khi học sinh Nhật Bản hỏi lại câu hỏi đó, chúng tôi đều im lặng, có người nói: “Không vui”. Đây có lẽ là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền giáo dục tới trẻ em.

Lúc này, phiên dịch viên nói một câu gì đó khiến các em học sinh Nhật hào hứng giơ tay lên.

Sau đó, một vài em bước lên trên đứng thành vòng tròn chơi oẳn tù tì, lần lượt từng người bị loại cho đến khi chỉ còn vài em chiến thắng.

Các em đi đến bên thùng lấy sữa uống. Thì ra đây là cách để sử dụng nốt những chai sữa còn thừa chưa được phát hết.

Sữa uống hết, cơm ăn sạch, suất cơm nào cũng vậy.

Em học sinh này thắng được 2 chai sữa, uống xong đều đặt chai nằm xuống khay. Chi tiết nhỏ này cho thấy các em đã được dạy dỗ rất cẩn thận, rằng chai rỗng đều phải đặt nằm xuống khay để phòng khi các em đi bị ngã, chai sẽ không vỡ.

Nhìn học sinh của tôi để thừa thức ăn, chai đặt đứng trên khay, tôi rất xấu hổ. Điều này không thể trách các em, chỉ trách nền giáo dục của chúng ta không dạy bọn trẻ cẩn thận như vậy. Thức ăn còn sót lại được trút vào các xô các nhau, dụng cụ ăn cũng phải xếp vào vị trí ban đầu.

Trên bàn ăn của mỗi học sinh đều có 1 chiếc bàn chải nhỏ. Sau bữa ăn, các em sẽ lập tức đánh răng, trong nhà ăn có bồn nước công cộng rất tiện lợi. Thói quen vệ sinh này đã được hình thành từ trong trường học.

Khi hầu hết các bạn đã ăn xong, rất nhiều em học sinh Nhật tự lấy khăn ra lau bàn sạch sẽ. Không cần có người giám sát hay quản lí, mỗi em đều tự giác làm cẩn thận, thành thạo.

Có em phụ trách xếp khay ngay ngắn thành chồng.

Có em bê thùng cơm.

Phiên dịch viên đang giúp các em thu dọn đũa bát, ai cũng tham gia làm việc.

Khệ nệ xách thùng sữa, hai em đang cố gắng hết mình.

Tôi tin rằng sau khi xem những bức ảnh này, các bậc phụ huynh cũng thấy xúc động. Những đứa trẻ của chúng ta ở nhà phụ giúp cha mẹ hầu hết đều mong muốn được thưởng công, phần còn lại thì không làm hoặc ỷ lại người giúp việc. Đừng để con chúng ta thất bại ở ngay vạch xuất phát, bỏ ra nhiều tiền cho con đi học kĩ năng sống, năng khiếu, văn chương nhưng lại chẳng dạy con sống tự lập, hiếu kính bố mẹ và làm việc nhà.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.