Dưới đây là một số dấu hiệu mà các chuyên gia tâm lý cho rằng bạn cần cho bản thân và đối phương được phép buông tay:
Nhu cầu của bạn không được đáp ứng
Trong một mối quan hệ, mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau cần được đáp ứng. Đó có thể là nhu cầu tình cảm, chẳng hạn như muốn có thời gian chất lượng bên người ấy, hoặc nhu cầu chức năng, chẳng hạn như yêu cầu người kia quản lý tiền bạc hiệu quả.
Một trong những lý do khiến mọi người chọn duy trì những mối quan hệ không đáp ứng được nhu cầu của họ là do định kiến tiêu cực của xã hội về tình trạng độc thân.
Ví dụ, bạn nghĩ rằng nếu bạn rời bỏ mối quan hệ này, bạn sẽ không bao giờ tìm được một người bạn đời tốt hơn.
Nhưng tâm lý này sẽ lãng phí thời gian quý báu và khiến mọi người không hạnh phúc. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian đó để tìm kiếm một người đáp ứng nhu cầu của mình.
Bạn không dám đòi hỏi thêm từ đối phương
Tất nhiên, thảo luận về nhu cầu của bạn với đối phương là điều không hề thoải mái. Nhưng việc mở ra các kênh giao tiếp là điều cần thiết cho một mối quan hệ lành mạnh và lâu dài.
Giọt nước tràn ly
Việc che giấu cảm xúc thật của bạn chỉ có thể kéo dài một mối quan hệ không trọn vẹn thay vì cứu vãn nó. Nếu bạn không thể vượt qua những nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc dứt khoắt chia tay.
Không còn sự thiện chí
Khi yêu nhau, hai bên có sự đồng điệu và cùng chia sẻ những giá trị là điều vô cùng quan trọng. Chính sự tốt đẹp giữa hai người xây dựng nên một mối quan hệ vững chắc và gắn kết họ lại với nhau.
Lòng tốt bao gồm sự tử tế và dịu dàng dành cho nhau. Ngay cả khi đối phương mắc lỗi và có những khoảnh khắc không mấy dễ chịu, bạn vẫn chọn ở bên họ. Sự dịu dàng và rộng lượng đó chính là sự hỗ trợ, tôn trọng và cam kết dành cho nhau.
Nhưng, lòng tốt có thể dần biến mất theo thời gian, biểu hiện bằng những dấu hiệu như thiếu kiên nhẫn, tức giận, xa cách hoặc thiếu tôn trọng. Một khi lòng tốt phai nhạt, mối quan hệ giữa hai bên thường bị tổn hại nghiêm trọng và khó phục hồi.
Bạn cố gắng quá mức

Trong hầu hết các mối quan hệ không lành mạnh, hai bên thường đối lập nhau. Khi mối quan hệ bắt đầu xấu đi, một bên có thể cố gắng hết sức để duy trì sự ngọt ngào, điều này sẽ gây mất cân bằng trong mối quan hệ.
Bên cố gắng quá mức có thể cảm thấy không hài lòng. Hơn nữa, việc bạn cố gắng hết sức để khiến người khác đến với mình thường phản tác dụng.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đối phương chỉ thụ động chấp nhận sự quan tâm của mình, hãy lùi lại một bước và xem xét những gì đang xảy ra giữa hai người. Nếu đối phương tức giận hoặc tiếp tục xa lánh bạn, thì rất có thể anh ấy không có ý định quay lại, và cả hai đang dần xa cách.
Bạn bè và gia đình không ủng hộ mối quan hệ này
Bạn nên xem xét cảm nhận của những người thân và bạn bè đáng tin cậy về mối quan hệ của mình. Chuyên gia tư vấn hẹn hò Lindsay Chrisler (Hoa Kỳ) cho biết: “Nếu hoàn toàn không có sự ủng hộ nào trong cộng đồng dành cho mối quan hệ, đó là một dấu hiệu cảnh báo.”
“Nếu những người yêu thương và ủng hộ bạn nghĩ rằng người bạn yêu không làm bạn hạnh phúc, bạn nên lắng nghe họ”, Chrisler nói.
Khi bạn cô lập bản thân khỏi những người bạn trân trọng để không phải nghe những lo lắng của họ, thì có lẽ họ đã đúng - mối quan hệ này không phù hợp với bạn.
Bạn cảm thấy bắt buộc phải duy trì mối quan hệ
Nhiều người ngần ngại rời bỏ những mối quan hệ không hạnh phúc vì họ đã lỡ đầu tư quá nhiều thời gian, tâm sức cho nó và muốn được đền đáp xứng đáng.
Nhưng chỉ đầu tư thêm thời gian vào một mối quan hệ sẽ không giải quyết được vấn đề. Nếu cả hai bên đều không sẵn lòng nỗ lực đáp ứng nhu cầu của đối phương, mối quan hệ đó có thể không đáng để tiếp tục.