Cùng con qua cơn trầm cảm

GD&TĐ - Ở Việt Nam, bệnh trầm cảm hiện không chỉ gia tăng về số lượng mà còn về mức độ và độ nguy hiểm, với xu hướng trẻ hóa, ngày càng nhiều các bạn trẻ mắc bệnh và biểu hiện bệnh ngày càng cực đoan. Làm sao để có được nhận thức đúng về trầm cảm?

PGS.TS Nguyễn Phương Hoa (thứ 4 từ trái qua) cùng độc giả tại tọa đàm ra mắt sách
PGS.TS Nguyễn Phương Hoa (thứ 4 từ trái qua) cùng độc giả tại tọa đàm ra mắt sách

Làm sao để giúp con yêu vượt qua cơn trầm cảm? Đó là những vấn đề được PGS.TS Nguyễn Phương Hoa, nguyên Giám đốc Trung tâm ứng dụng và Thực nghiệm Tâm lý học, Viện Tâm lý học Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm ra mắt sách “Khi mây đen kéo tới” tại Hà Nội.

Bệnh trầm cảm gia tăng ở giới trẻ

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần, Việt Nam có khoảng 30% dân số từng có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, đất nước chúng ta có khoảng 35.000 đến 40.000 người tự sát do trầm cảm, gấp 2 đến 3 lần số lượng người thương vong do tai nạn giao thông.

Là một chuyên viên trị liệu tâm lý, đồng thời là một người bạn, một người đồng hành cùng rất nhiều người bệnh trong cuộc chiến với căn bệnh trầm cảm, lo âu, PGS. TS Nguyễn Phương Hoa cho biết: “Những trẻ em từ lúc rất bé thì hoàn toàn có thể bị trầm cảm. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy là khi người mẹ mang thai mà bị trầm cảm lo âu thì đứa trẻ sinh ra có tỷ lệ cũng khá lớn sẽ bị trầm cảm, lo âu”.

Theo PGS.TS Nguyễn Phương Hoa, năm 1999 - 2000 nhóm nghiên cứu của chị có làm một nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội về tình trạng rối nhiễu tâm lý của học sinh THPT. Lúc đó, nhóm đã nhìn thấy một con số rất đáng báo động, đó là 30% số HS có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý mà nó lặp đi lặp lại và 10% rất đáng được quan tâm thăm khám, chữa trị. Lúc nhóm nghiên cứu bảo vệ đề tài nghiên cứu cấp quận thì có ý kiến cho rằng số liệu này quá cao cần xem xét lại. Tuy nhiên hiện tại thì con số thống kê về tình trạng này còn cao hơn nữa.

Hãy lắng nghe và tin tưởng con mình

Chia sẻ về nguyên nhân trầm cảm ở giới trẻ gia tăng, PGS. TS Nguyễn Phương Hoa cho rằng: Về nguyên nhân trầm cảm, có thể là do từ những trục trặc của não bộ, và nó chỉ chực có cơ hội bùng phát, không hẳn chỉ là do áp lực học hành, thi cử. Nhưng các em thường phát bệnh ở trước các kỳ thi, phát bệnh ở trước các mốc cuộc sống.

Về biểu hiện, các em có các biểu hiện bệnh khác nhau nhưng hầu như 90% các em sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Ngủ rất ít, thiếu ngủ hoặc ngủ rất nhiều nhưng hay bị ác mộng và khi thức dậy sẽ rất mệt mỏi. Các em trầm cảm lại đặc biệt dễ tổn thương, có khi chỉ là một ánh mắt nhìn thôi cũng làm các em lo sợ.

Hãy kiên nhẫn với con em mình, hãy cho con thích nghi dần trong mọi hoạt động. Giống như người gãy chân tập đi sau khi được bó bột, quá trình chữa bệnh và phục hồi khả năng giao tiếp, khả năng làm việc của con em chúng ta không thể nóng vội và cần rất nhiều lòng kiên trì 

PGS.TS Nguyễn Phương Hoa

Tâm trạng xung quanh cực kỳ dễ ảnh hưởng đến các em. Từ đó các em thường có những đánh giá bản thân rất là kém, các em sẽ tự ti, thấy mình vô tích sự và có suy nghĩ là bản thân không nên sinh ra trên Trái đất này, và nó dẫn đến các hành vi cực đoan như tự tử. Mỗi phút mà chúng ta ngồi đây, trên thế giới có hơn 1 người làm những hành vi cực đoan ấy.

Bố mẹ cần làm gì để giúp con cái vượt qua trầm cảm? Theo PGS.TS Nguyễn Phương Hoa, đầu tiên cần thăm khám và sự chẩn đoán của bác sĩ, chính xác là con em mình bị bệnh gì, nếu có thì có cần phải dùng thuốc hay không. Nếu cần thì phải dùng như thế nào. Thứ 2 là kiên trì bên cạnh con, đồng hành cùng con.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.