Cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung văn hóa Việt Nam – ASEAN

GD&TĐ - Một cội nguồn bản sắc văn hoá của khu vực, một nền văn hoá ASEAN đầy bản sắc, đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu cao cả mà Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang hướng đến.

Các quốc gia trong cộng đồng ASEAN hướng đến những giá trị văn hóa bền vững
Các quốc gia trong cộng đồng ASEAN hướng đến những giá trị văn hóa bền vững

Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết về các nền văn hoá trong ASEAN và ngoài khu vực. Ngày nay, ASEAN đang xây dựng một Cộng đồng Văn hoá - Xã hội, do đó ASEAN càng cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hoá, cần huy động các nguồn lực khác nhau, bao gồm các nguồn lực của giới kinh doanh và các tổ chức quốc tế để cùng với Quỹ Văn hoá ASEAN duy trì và làm phong phú thêm hoạt động văn hoá quan trọng này. Quan hệ văn hoá đa phương Việt Nam - ASEAN thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt được hiệu quả cao hơn.

Còn nhớ, từ năm 1976, những người đứng đầu Nhà nước và chính phủ ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp” nhằm xây dựng bản sắc ASEAN thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu văn hoá - xã hội và tăng cường trao đổi, giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá - thông tin. Đây được coi là bản “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp I”. Năm 2003, nguyên thủ các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp II” nhằm thể hiện ước vọng lớn lao của ASEAN về một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về an ninh, chính trị; kinh tế và văn hoá - xã hội trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”.  

Nhận thức rõ các thách thức và khó khăn trong việc xây dựng một Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã đưa ra các nhóm sáng kiến ưu tiên, đó là: Nhóm sáng kiến liên quan trực tiếp đến mục đích vượt qua các thách thức, làm cho mỗi nước thành viên đều có thể hưởng lợi từ hội nhập kinh tế và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế; Nhóm sáng kiến nhằm xây dựng các cộng đồng biết quan tâm, chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau thông qua các mục tiêu như xoá đói, giảm nghèo; chăm sóc y tế, giáo dục, quan tâm chăm sóc các nhóm xã hội thiệt thòi như người già, trẻ em, những người ở vùng sâu, vùng xa và những người dễ bị tổn thương trong xã hội.

Đặc biệt, Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN sẽ thực hiện các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường các cơ sở của Cộng đồng ASEAN thông qua các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ASEAN, củng cố tinh thần đoàn kết và xây dựng bản sắc. Chủ đề chính của Cộng đồng Văn hoá- Xã hội ASEAN là chăm sóc nguồn vốn con người, nguồn vốn văn hoá và nguồn vốn tự nhiên vì sự phát triển bền vững trong một thế giới đầy cạnh tranh. Để hướng tới Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào các chiến lược nhằm xây dựng bản sắc ASEAN, cụ thể ASEAN- COCI Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thực hiện.

Nhằm tăng cường chia sẻ các giá trị chung. - Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ASEAN, trong đó có việc triển khai thực hiện Tuyên bố ASEAN về di sản văn hoá. Việt Nam và ASEAN đã và đang khuyến khích các cuộc đối thoại giữa các nước thành viên nhằm tăng cường hiểu biết về văn hoá, văn minh và tôn giáo khu vực. Tiếp tục tăng cường vị thế của Việt Nam cũng như của ASEAN trong cộng đồng quốc tế thông qua sự tham gia tích cực của Việt Nam và ASEAN vào các vấn đề quốc tế và tăng cường các cơ chế thông tin và truyền thông. Với quan điểm, xây dựng một Cộng đồng ASEAN trong tương lai gắn với việc giữ gìn và làm phong phú hơn những đặc trưng của văn hoá các dân tộc ASEAN, của con người ASEAN.

Có thể nói, văn hoá giúp tạo dựng tinh thần ASEAN, từ đó khiến cho nếp nghĩ và hành động của mỗi người dân trong từng quốc gia có tính khu vực hơn. Dấu ấn quốc gia, những giá trị văn hóa của một dân tộc sẽ được kêt tinh và tỏa sáng. Bằng sự trao đổi thường xuyên những nét đặc sắc của từng nền văn hoá, cụ thể là sự trao đổi hợp tác văn hoá đa phương ASEAN - Việt Nam và ASEAN với cộng đồng các quốc gia khác trên thế giới sẽ giúp thế hệ trẻ của các nước ASEAN không những có điều kiện được mở rộng hiểu biết, mà dần dần tạo dựng được ý thức là một thành viên của một Cộng đồng ASEAN trong tương lai.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.