Cụm thi đua số 5 triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 21/3, Cụm thi đua số 5, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023.

Ông Vũ Đình Hưng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua số 5 chủ trì hội nghị.
Ông Vũ Đình Hưng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua số 5 chủ trì hội nghị.

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng lãnh đạo các Sở GD&ĐT trong Cụm thi đua số 5 gồm: Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang và Bắc Kạn.

Quang cảnh Hội nghị sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023.

Quang cảnh Hội nghị sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023.

Ngay từ đầu năm học 2022-2023, các Sở GD&ĐT trong Cụm thi đua đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT năm học 2022-2023 trên địa bàn. Chủ động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về đổi mới và phát triển GD&ĐT thành các kế hoạch, chương trình, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học, đảm bảo phù hợp với các cấp học, lĩnh vực công tác.

Các sở trong cụm đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành tốt kế hoạch năm học 2022 - 2023.

PGS-TS Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, phát biểu trao đổi, đóng góp ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023.

PGS-TS Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, phát biểu trao đổi, đóng góp ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023.

Các sở đã chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên, học sinh theo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Đảng bộ, chính quyền các tỉnh, phù hợp với đặc thù của địa phương, của vùng miền; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT.

Các đơn vị trong cụm quan tâm, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, tăng cả số lượng và chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Các tỉnh, các sở giáo dục và đào tạo trong cụm đã đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tiếp tục chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, đồng thời rà soát, bổ sung các tiêu chí đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia.

Hiện toàn cụm có tổng số có 3.085/4.081 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 75,6%. Trong đó: 1083/1.466 trường mầm non, chiếm 73,87%; 868/983 trường tiểu học, chiếm 88,3%; 1006/1.294 trường trung học cơ sở, chiếm 77,74%, 128/253 trường THPT, chiếm 50,6%. Một số tỉnh có tỉ lệ trường đạt trường chuẩn Quốc gia cao: Bắc Giang 93,4%; Phú Thọ đạt 89%; Thái Nguyên 86%...

Học kỳ II năm học 2022-2023, các tỉnh trong Cụm thi đua số 5 đề ra mục tiêu: Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; tổ chức tốt các cuộc khảo sát, kỳ thi theo đúng quy chế và đảm bảo an toàn.

Đồng thời, tập trung đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, nhân rộng các tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Cụm thi đua…

Tại hội nghị đã có 9 ý kiến tham luận trực tiếp chia sẻ những sáng kiến kinh nghiệm tham mưu cơ chế, chính sách với địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và toàn thể nhân dân dành cho ngành giáo dục. Qua đó vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn để thu hút các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa tập trung đầu tư cho giáo dục để tháo gỡ những khó khăn ở cơ sở.

Chủ động đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục, đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm tăng lương, tăng thu nhập cho đội ngũ giáo viên, bổ sung thêm biên chế cho ngành vì thực trạng thiếu giáo viên đã ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục địa phương…

Ông Đỗ Đức Quế, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị.

Ông Đỗ Đức Quế, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện cho đoàn công tác của Bộ đã tiếp thu các kiến nghị của Cụm thi đua số 5; đồng thời sẽ báo cáo Bộ trưởng những vấn đề còn bất cập và tham mưu sửa đổi, bổ sung những điểm còn bất cập trong cơ chế chính sách hiện nay…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ