Dự hội nghị có bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHTNTN & NĐ của Quốc hội, GS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHTNTN & NĐ của Quốc hội.
Về phía tỉnh Bắc Ninh có ông Nguyễn Hữu Quất – Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, ông Nguyễn Văn Phong – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng ban giám đốc Sở GD&ĐT, cùng đông đảo cử tri ngành Giáo dục Bắc Ninh là trưởng, phó các Phòng GD&ĐT, phòng chuyên môn của Sở và các trường THPT, TTGDTX – HNDN của tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu, cử tri ngành Giáo dục nghe bà Trần Thị Hằng – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh báo cáo về chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa 13; Trong đó, theo dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét thông qua Luật Giáo dục sửa đổi;
Các đại biểu, cử tri tại hội nghị TCXCT. Ảnh: Việt Hà |
Nghe ông Phạm Ngọc Thạch - Nguyên Phó trưởng ban Ủy ban VHTNTN&NĐ của Quốc hội, Đại biểu quốc hội Khóa XIII báo cáo một số vấn đề trong dự thảo Luật giáo dục sửa đổi đang được nhiều đại biểu quan tâm. Những vấn đề mới được đưa vào dự thảo Luật đã được bà Ngô Thị Minh phân tích.
Các đại biểu, cử tri cũng nghe GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên CTGDPT mới trình bày về nội dung đổi mới CT-SGK thực hiện Nghị quyết số 88/QH 13 của Quốc hội.
Tại Hội nghị 8 cử tri đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Nhà giáo Nguyễn Công Việt - Hiệu trưởng Trường THPT Thuận Thành số 3 cho rằng: Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân là điểm mới và hay - dự thảo luật nên giữ nguyên. Quy định về cấp học mầm non nên được làm rõ hơn trong dự thảo luật; Dự thảo luật đã đưa trình độ đào tạo cao đẳng vào nhóm trường cao đẳng là hợp lý.
Nhà giáo Lê Thanh Hải phát biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo luật giáo dục sửa đổi. Ảnh: Việt Hà |
Nhà giáo Lê Thanh Hải - Giám đốc TTGDTX huyện Thuận Thành cho rằng: Điều 13 trong về PCGD nên quy định bắt buộc PCGD THCS. Khoản 2 Điều 42 quy định về các cơ sở GDTX, tại Điểm a nên quy định rõ là: Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện.
Cũng theo thầy Hải, Điều 42, khoản 4, đề nghị sửa thành: “Cơ sở giáo dục đại học chỉ được liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên”; Bỏ quy định: “Thực hiện liên kết đào tạo với trường đào tạo với các trường đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân”.
Khoản 1 Điều 97, bỏ chữ “5 tuổi”, sửa đổi thành: “Trẻ mầm non ở trường công lập”.
Bỏ khoản 2 Điều 97 vì nội dung này mang tính Nghị định hơn là Luật;
Nên thêm một khoản trong Điều 97, với nội dung: “Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức học phí và các dịch vụ khác đảm bảo bù đắp chi phí dịch vụ đào tạo và có tích lũy. Thực hiện công khai chi phí đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, từng năm học.
Theo ông Trịnh Văn Điền – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, việc đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã được ngành giáo dục Bắc Ninh triển khai sâu rộng đến cử tri trong ngành. Nhiều ý kiến đóng góp đã được gửi về và Sở GD&ĐT đã tổng hợp thành văn bản gửi Ban soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi.