Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La: Có đáng để tác động nâng 1 điểm cho con?

GD&TĐ - Hơn một tuần nay, dư luận Sơn La nóng ran sau khi một số tờ báo đề cập đến “danh sách” 44 thí sinh của tỉnh được nâng điểm. Với vị trí đang đảm trách, ông Nguyễn Duy Hoàng, PGĐ Sở GD&ĐT được nhiều người để tâm do có liên đới tới bản “danh sách” ấy. 

Trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La
Trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La

“Tổng điểm 3 môn của cháu nhà tôi là 24, trong khi chưa tính đến điểm khu vực được ưu tiên là 2,75, nghĩa là cháu được 26,75 điểm. Còn khi công bố kết quả ban đầu, điểm của cháu là 27, chênh lệch 3 điểm. Vậy thử hỏi có đáng để tác động 1 điểm hay không?”, ông Hoàng phân tích.

Khó tin...

Những ngày này, Sơn La nắng như đổ lửa. Mọi người dường như ít ra đường hơn. Thời tiết là thế, song dường như sức “nóng” từ bản danh sách 44 thí sinh được nâng điểm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La như một vài tờ báo nêu cũng khiến nhiều người “toát mồ hôi”.

Loanh quanh cả giờ đồng hồ, chúng tôi mới tìm được nhà của bà Nguyễn Thị Hải, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 3, phường Tô Hiệu, TP Sơn La nơi ông Nguyễn Duy Hoàng, PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La sinh sống. Bà Hải từng là đồng nghiệp với ông Hoàng, thế nên bà hiểu về tính cách của vị Phó Giám đốc Sở. Khi “danh sách” 44 thí sinh được báo chí đề cập, bà Hải không khỏi bất ngờ trước sự xuất hiện của con ông Hoàng. “Tôi thấy cháu nó ngoan, lại có lực học rất tốt, được bạn bè đánh giá cao. Nên thật khó tin là cháu lại được nâng điểm. Tuy nhiên, bản chất câu chuyện là như thế nào thì cần phải đợi cơ quan chức năng điều tra và công bố”, bà Hải nói.

Theo bà Hải, ở khu dân cư, gia đình ông Hoàng luôn chấp hành tốt quy chế của tổ dân phố, luôn nỗ lực tham gia các phong trào ở khu dân cư. Cá nhân bà Hải nhận thấy ông Hoàng là người có trình độ, năng lực thực sự, có ý chí phấn đấu và luôn cầu tiến. “Chúng tôi cùng làm việc với nhau khi anh Hoàng còn công tác ở Phù Yên, tuy không trực tiếp nhưng gần gũi. Anh ấy mới về Sở này, có “ảnh hưởng” gì lớn đâu để mà yêu cầu người này, người kia tác động vào điểm chác của con. Khi báo chí đưa tin, anh Hoàng rất là buồn và khổ tâm”, bà Hải bày tỏ quan điểm.

Bản thân bà Hải cũng chia sẻ sự cảm thông với con gái ông Hoàng khi cháu là một học sinh ngoan ngoãn, nền nếp, học giỏi, mọi người ở khu dân cư đều biết đến. “Con bé học rất tốt, nó lại tha thiết vào sư phạm. Những đứa trẻ có thiên hướng vào sư phạm thì cái tự hoàn thiện nhân cách của nó rất tốt. Các cháu bây giờ không thích vào sư phạm, nhất là các cháu có học lực tốt. Cháu là con gái, học giỏi, bố có vị trí nọ, vị trí kia nhưng lại thiết tha vào sư phạm. Với tư cách là một nhà giáo, tôi rất trân trọng điều này”, bà Hải bộc bạch.

Tổ dân phố 3, phường Tô Hiệu, TP Sơn La nơi ông Nguyễn Duy Hoàng cư trú và sinh hoạt Đảng
  • Tổ dân phố 3, phường Tô Hiệu, TP Sơn La nơi ông Nguyễn Duy Hoàng cư trú và sinh hoạt Đảng

Dám làm, dám chịu

Ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La đã nghỉ phép. Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La chỉ còn ông Hoàng là lãnh đạo trực tiếp điều hành nhiệm sở. Ngoài kế hoạch chỉ đạo thường xuyên, ông Hoàng đang cùng tập thể cán bộ Sở “tối mặt” để chỉ đạo kỳ thi năm nay, bỏ qua những dư luận không tốt về cá nhân ông trong khi đợi kết quả điều tra của cơ quan công an.

“Mặc cho kết quả cuối cùng là như thế nào thì tôi cũng phải cùng anh em để lãnh đạo, tham mưu giúp tỉnh tổ chức kỳ thi năm 2019 cho tốt. Thời gian gấp gáp lắm rồi! Nếu mà cứ suy nghĩ, âu lo thì gần 11 nghìn học sinh sắp bước vào kỳ thi năm nay sẽ thế nào đây? Tương lai các em sẽ như thế nào? Còn cá nhân tôi, tôi khẳng định là không có chuyện tác động để nâng điểm cho cháu bởi học lực của con tôi như thế nào thì tôi thừa biết điều đó”, ông Nguyễn Duy Hoàng tâm sự.

Ông Hoàng là người dân tộc Thái, sinh ra tại xã Huy Tân, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Đồng bào Thái Tây Bắc có một quan niệm sống khá đặc biệt, đó là “dám làm, dám chịu”. Bởi thế mà ông Hoàng khẳng định nếu như có lỗi, ông sẽ chủ động nhận lỗi trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

“Tổng điểm 3 môn của cháu nhà tôi là 24 điểm, trong khi chưa tính đến điểm khu vực được ưu tiên là 2,75, nghĩa là cháu được 26,75 điểm. Còn trong khi công bố kết quả ban đầu, điểm của cháu là 27, chênh lệch 3 điểm. Vậy thử hỏi có đáng để tác động 1 điểm hay không?” ông Hoàng phân tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.