Cứ ngủ kiểu này khiến ung thư dễ mắc - khó trị

Giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người. Đây là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khiến ung thư dễ mắc, khó trị.

Cứ ngủ kiểu này khiến ung thư dễ mắc - khó trị

Công trình của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã chứng minh hàng loạt quá trình trong cơ thể có thể bị đảo lộn bởi giấc ngủ đêm thiếu chất lượng và tiếp tay cho bệnh ung thư.

Đó là những giấc ngủ bắt đầu quá muộn hay kiểu ngủ gián đoạn, thức dậy một hoặc nhiều lần giữa đêm ví dụ như những người trực đêm thay phiên nhau ngủ những giấc ngắn.

Empty

Cứ ngủ kiểu này khiến ung thư dễ mắc - khó trị ảnh 2Đầu tiên, nhóm nghiên cứu do giáo sư – tiến sĩ Amita Sehgal, chuyên gia khoa học thần kinh và các cộng sự phát hiện việc phá vỡ nhịp sinh học thúc đẩy giấc ngủ sẽ "bật" một số gene độc hại có tác động khuyến khích các tế bào ung thư nhân lên và "tắt" một số gene thuộc hàng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, vốn giúp ngăn chặn sự phát triển của khác khối u.

Thói quen ngủ sai cách nhiều người mắc

Trùm chăn khi ngủ

Theo GST, trùm kín đầu và che phủ toàn bộ cơ thể khi ngủ đối với nhiều người chỉ là một thói quen hoặc là một cách để tránh tiếng ồn và ánh sáng.

Tuy nhiên, ít ai biết được thói quen tưởng như bình thường này lại gây nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là não bộ. Một số nghiên cứu cho thấy có 23% số người ngủ trùm chăn kín đầu mắc chứng mất trí do luồng không khí qua miệng và mũi bị cản trở.

Bên cạnh đó, trùm chăn khi ngủ có thể gây ngạt thở bất cứ lúc nào. Những người có các vấn đề về giấc ngủ thường gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, bệnh tim sẽ có nguy cơ bị ngạt thở cao hơn.

Nếu say rượu hoặc đang ngủ say, bạn có thể không có khả năng kéo chăn khỏi mặt. Ngoài ra, nếu chăn quá dày sẽ không đủ không khí để bạn hít thở. Mặc dù nguy cơ ngạt thở rất ít nhưng mỗi năm vẫn có nhiều người tử vong do thói quen ngủ trùm chăn kín đầu.

Ngoài ra, những chiếc chăn sử dụng hàng ngày không phải lúc nào cũng được giặt giũ thường xuyên nên có thể tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Việc trùm kín chăn đồng nghĩa với việc bạn hít luôn cả vi khuẩn vào cơ thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

Ngủ muộn

Vì vô vàn lý do như công việc "chất thành núi", bộ phim này hay quá, cuốn tiểu thuyết này đang hồi hay... mà nhiều người trong chúng ta thường xuyên ngủ muộn.

Nhưng bạn có hay, điều này thực sự ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Bởi ngủ muộn sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến mất tập trung và gây ra nhiều loại bệnh mà bạn không thể ngờ tới như:

Béo phì: Theo Boldsky, việc thức khuya thường khiến bạn ít khi có giấc ngủ trọn vẹn, đủ giấc. Nếu không ngủ đủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn và có xu hướng tăng lên. Lâu dần, điều này dễ làn mô mỡ dày lên trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Giảm trí nhớ: Khi thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, đến ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt năng lượng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, thiếu tập trung.

Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây suy nhược thần kinh, mất ngủ... Một nghiên cứu mới đây của ĐH Michigan (Mỹ) còn chỉ ra, thiếu ngủ có thể khiến bạn mất tỉnh táo giống như say rượu. Và tác hại này kéo dài trong nhiều ngày.

Mắt mờ, tai "điếc": Hoạt động cả ngày nên mắt là bộ phận cần được nghỉ ngơi sớm. Nếu tiếp tục phải làm việc, cộng với điều kiện ánh sáng kém sẽ khiến thị lực giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc thức đêm thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng như thâm quầng mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị... Không những thế, do thiếu ngủ, tai không được cung cấp đủ máu gây tổn thương cho thính lực, dần dần gây tình trạng điếc.

Nhanh lão hóa: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện nếp nhăn, xỉn màu.

Bệnh tim mạch: Ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến việc ngừng tim và đột quỵ.

Tiểu đường: Theo tiến sĩ Nan Hee Kim - nhà nội tiết học của bệnh viện Ansan ĐH Hàn Quốc, những người thức khuya sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn trao đổi chất lên gấp 1,7 lần so với người bình thường.

Ngủ nướng

Thói quen ngủ nướng có thể gây phá vỡ đồng hồ sinh học trong cơ thể, từ đó khiến giấc ngủ của bạn bị xáo trộn đi ít nhiều và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể.

Nếu bạn thường xuyên ngủ nướng và "nướng" quá nhiều thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn cân nặng, tim mạch, ảnh hưởng não bộ...

Do đó, khi cơ thể tự động thức giấc thì bạn cũng nên rời khỏi giường ngay để tỉnh ngủ. Việc nằm ì trên giường để ngủ thêm chút nữa đều gây tác hại không tốt cho sức khỏe.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ