Cú đánh phức hợp vô phương chống đỡ

GD&TĐ -Để chống lại một cuộc tấn công phức hợp bằng UAV và tên lửa, phòng không Ukraine sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền và nhanh chóng cạn kiệt đạn tên lửa.

Cú đánh phức hợp vô phương chống đỡ

Làn sóng tấn công vào hạ tầng năng lượng Ukraine

Trong thời gian qua, Lực lượng vũ trang Nga đang tiến hành một làn sóng tấn công mới vào các cơ sở tiền tuyến và hậu phương của Lực lượng vũ trang Ukraine, đặc biệt là các cuộc không kích đã được thực hiện dày đặc vào các tỉnh khu vực đông bắc Ukraine là Sumy và Kharkiv.

Còi báo động không kích đã được tuyên bố ở một số vùng lãnh thổ khác do chính quyền Kiev kiểm soát, bao gồm cả khu vực Poltava, Chernihiv.

Các mục tiêu là xe quân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine vận chuyển nhân sự đến gần tiền tuyến đã bị tấn công, cùng với đó là những thiết bị quân sự hạng nặng như xe tăng, thiết giáp; các hệ thống pháo binh, rocket đa nòng, hệ thống Pháo binh Cơ động cao MLRS HIMARS của Mỹ và các tổ hợp phòng không Patriot (Mỹ), IRIS-T của Đức...

Ngoài ra, giới chức lãnh đạo Quân đội Ukraine mới đây đã thông báo rằng, Lực lượng vũ trang Nga đã bắt đầu sử dụng một loại “máy bay không người lái (UAV) phản lực không xác định”, không có đầu đạn, khiến Lực lượng phòng không Ukraine đang lãng phí tên lửa phòng không đắt tiền.

Bộ Quốc phòng Ukraine công bố đoạn phim về một hệ thống phòng không của Ukraine bắn hạ máy bay không người lái, được sử dụng trong một trong những cuộc tấn công kết hợp với tên lửa, được Nga tiến hành trong thời gian gần đây.

Cùng lúc đó, bộ phận kỹ thuật quân sự Ukraine tuyên bố rằng, Lực lượng Phòng không Ukraine “đã bắn hạ một máy bay không người lái chưa có định danh của Nga”, có sự khác biệt rõ ràng với những loại UAV khác là nó được trang bị động cơ phản lực.

Tuy nhiên, chiếc máy bay không người lái này không có đầu đạn tức là không thuộc loại UAV tấn công hay cảm tử, cũng không có hệ thống quang học và bất kỳ thiết bị trinh sát nào khác nên cũng không thể tiến hành nhiệm vụ trinh sát. Như vậy, nó không khác gì một mục tiêu bay phản lực để lực lượng phòng không Ukraine ngắm bắn. Vậy điều này là như thế nào?

Những nguyên nhân được chỉ ra

Một số chuyên gia quân sự đã chỉ ra 5 mục đích của Nga khi sử dụng các máy bay không người lái mục tiêu:

Thứ nhất: Đây là một phương tiện bay không người lái mới đang trong giai đoạn phát triển các tính năng bay, được Nga đưa vào thử nghiệm trong quá trình thực chiến với phòng không Ukraine để hoàn thiện hệ thống.

Thứ hai: Các máy bay không người lái này được Lực lượng vũ trang Nga sử dụng để làm tăng độ phức tạp cho các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng đối phương, khiến các hệ thống phòng không của Ukraine bị quá tải, giúp các tên lửa và UAV thực thụ tấn công vào các mục tiêu quan trọng.

Thứ ba: Các UAV này được sử dụng để làm tiêu hao đạn tên lửa phòng không Ukraine, bởi họ không thể phân biệt được chiếc UAV nào có đầu đạn, chiếc nào không có, khiến lực lượng phòng không nước này nhanh chóng hết đạn, khiến họ không thể chống đỡ được các cuộc tấn công tiếp theo.

Thứ 4: Việc tung các UAV phản lực có tốc độ cao hơn UAV thông thường khiến lực lượng phòng không Ukraine nghĩ là các mục tiêu tiêm kích nên phải sử dụng tên lửa phòng không phương Tây để đánh chặn, làm bộc lộ lộ vị trí của các hệ thống như Patriot hay IRIS-T để tên lửa Iskander tấn công.

Thứ 5: Việc hết đạn phòng không sử buộc lực lượng không quân Ukraine phải tung chiến đấu cơ F-16 lên không để tham gia các hoạt động đánh chặn giúp lực lượng phòng không Nga có cơ hội tìm kiếm, phát hiện và bắn hạ chiếc tiêm kích tối tân của Mỹ.

Ukraine khó chống đòn đánh phức hợp của Nga

Giới chuyên gia cho rằng, việc lực lượng Nga sử dụng loại UAV này có thể là sự kết hợp của tất cả các mục tiêu trên, bởi trong thời gian qua Moscow liên tiếp giáng đòn khốc liệt vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, bằng cả UAV, tên lửa đạn đạo Iskander, tên lửa hành trình Kalibr.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Nga cũng liên tiếp công bố thông tin về việc phá hủy các bệ phóng tên lửa phòng không Patriot, IRIS-T và một máy bay chiến đấu F-16.

Ngoài ra, có thông tin cho rằng, máy bay không người lái đã bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không có điều khiển, bởi những vũ khí phòng không khác rất khó để bắn hạ các phương tiện bay phản lực. Mà loại tên lửa phòng không của phương Tây có giá rất đắt.

Ví dụ như một tên lửa Patriot có giá tới gần 5 triệu USD/quả, còn tên lửa IRIS-T cũng có giá hơn 500 nghìn USD/quả, mà thông thường để đảm bảo bắn hạ một mục tiêu bay cần có 2 tên lửa cùng lúc, nên lực lượng phòng không Ukraine sẽ tiêu tốn nhiều đạn tên lửa để đánh chặn các UAV phản lực của Nga.

Với những nguyên nhân trên, rõ ràng là để đối phó thành công với một đợt tấn công phức hợp bằng UAV và tên lửa của Nga, Ukraine sẽ rất tốn kém, đồng thời lực lượng phòng không nước này sẽ nhanh chóng cạn kiệt đạn, trong bối cảnh tên lửa phương Tây rất đắt tiền và rất khó tăng sản lượng nên việc cung cấp là rất nhỏ giọt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.