Cu Ba thay đổi mọi chính sách với kiều bào

Cu Ba thay đổi mọi chính sách với kiều bào

(GD&TĐ) - Cu Ba cho rằng nền kinh tế đất nước khó có thể cất cánh nếu không có sự góp sức của những kiều dân Cu Ba.

Từ vài ba năm nay, chính phủ Cu Ba đã thấy rằng nền kinh tế chỉ có thể thay đổi bằng con đường đổi mới. Những bước đi thận trọng đầu tiên như cho phép các doanh nghiệp cá nhân  nhỏ lẻ được phép buôn bán,  làm dịch vụ và làm nghề thủ công, hợp pháp hóa quyền thuê đất canh tác cho nông dân… không mang lại nhiều kết quả khả quan. Cu Ba vẫn phải nhập tới 80% lương thực và do không có nguồn vốn từ nước ngoài nên không thể phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch…

Thủ đô La Habana (Cu Ba)
Thủ đô  La Habana (Cu Ba)

Hiện tại có hơn 2,5 triệu người Cu Ba (chiếm gần 20% dân số) sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Cộng đồng “Cu Ba kiều” ở Mỹ, Canada, Tây Ban Nha và Trung Mỹ nhìn chung là những người cần cù và có đầu óc kinh doanh. Tổng tài sản và vốn của họ không thấp hơn thu nhập quốc dân Cu Ba. Chính phủ Cu Ba nhận thấy, nếu không có sự chung tay của các kiều bào thì nền kinh tế quốc gia khó có thể đi lên được.

Vì lẽ đó, mới đây, hai lãnh sự Cu Ba ở Washington đã đến Miamia, tiểu bang Florida (Mỹ) để gặp gỡ đại diện của 1,5 triệu người Cu Ba ở nước ngoài. “Cu Ba đang thay đổi. Cu Ba đang xem xét ban hành nhiều đạo luật mới, trong đó có luật về đầu tư nước ngoài” – Hai vị lãnh sự cho biết.

Từ 3 năm nay, kiều bào Cu Ba đã có thể gửi ngoại tệ về nước giúp người thân đầu tư vào các hình thức kinh doanh nhỏ. Hơn 250.000 trong số 11 triệu người dân Cu Ba hiện sống nhờ vào các hoạt động kinh tế tư nhân. Tuy nhiên đây không phải là nguồn vốn lớn. Hiện tại chính phủ Cu Ba chủ trương thu hút nguồn vốn lớn hơn từ nước ngoài và đảm bảo cho ngoại kiều đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế quan trọng.

Từ tháng Giêng năm nay các thay đổi trong luật đã cho phép người Cu Ba được tự do đi ra nước ngoài và ở lại đó 2 năm mà không cần gia hạn hộ chiếu. Ngoại kiều được phép về nước trong 3 tháng và những lần về tiếp theo thì không cần phải xin visa. “Hiện tại đã có nhiều người Cu Ba đi và về tự do, trong thực tế họ sống cả ở trong nước và ngoài nước – Hai lãnh sự cho biết – Đây là hiện tượng mới cần nhân rộng. Người Cu Ba ở nước ngoài cũng có thể về nước mua nhà hay kinh doanh”.

Có thể coi đây là sự kiện mở màn cho quá trình kết thúc sự phân biệt giữa người Cu Ba ở trong nước và người Cu Ba ở nước ngoài. Cũng có thể coi đây là khởi đầu của đổi mới kinh tế trên đảo quốc đầy nắng này.

Bất chấp những khó khăn do hậu quả bao vây cấm vận của Mỹ, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những hạn chế của chính nền kinh tế trong nước, trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Cu Ba đạt mức tăng 2,3%, trong đó phần lớn các lĩnh vực chủ chốt đều đạt và vượt kế hoạch.

Với việc liên tục đưa vào áp dụng những chính sách mới mang tính cởi mở hơn, mô hình kinh tế tại Cu Ba đã và đang từng bước loại bỏ những rào cản không cần thiết, tạo thêm động lực cho người dân đóng góp cho nền kinh tế.

Thu Nga

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.