Covid-19 khiến ngành bán lẻ chật vật

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Doanh thu bán lẻ sụt giảm

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 422,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 334,3 nghìn tỷ đồng, giảm 0,2% và tăng 6,6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7% và giảm 15,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 974 tỷ đồng, giảm 61,8% và giảm 74,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,5% và giảm 4,3%.

Tính chung 8 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.225,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,5% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đạt 2.553,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,2% tổng mức và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,4%; may mặc giảm 0,6%; phương tiện đi lại giảm 2%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 4,5%.

Một số địa phương có mức doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước: Hải Phòng tăng 11%; Hà Nội tăng 9,8%; Đồng Nai tăng 9,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 8,3%; Bình Định tăng 5,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 5%; Thanh Hóa tăng 2,3%; Cần Thơ tăng 1,9%; Đà Nẵng giảm 4,9%; Khánh Hòa giảm 6%.

Kích cầu du lịch nội địa không thể thực hiện

Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, mọi nỗ lực phục hồi tăng trưởng dựa vào lượng khách du lịch nội địa bị phá sản. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành chịu ảnh hưởng khá lớn và có xu hướng sụt giảm. Theo các chuyên gia, ngành du lịch sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để phục hồi và chỉ có thể phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm nay ước tính đạt 322,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức và giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,8%).

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Khánh Hòa giảm 59,2%; Quảng Nam giảm 53,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 42,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 41,7%; Đà Nẵng giảm 31,7%; Cần Thơ giảm 26%; Thanh Hóa giảm 20,6%; Hà Nội giảm 17,9%; Quảng Ninh giảm 10,5%; Hải Phòng giảm 10,1%.

Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng ước tính đạt 13,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10%) do dịch Covid-19 làm cho các chính sách kích cầu du lịch nội địa không thể thực hiện, nhiều khách du lịch hủy tour và nhiều sự kiện lễ hội văn hóa hủy bỏ, một số địa điểm thăm quan phải đóng cửa trở lại.

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là Khánh Hòa giảm 76,6%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 72,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 67,2%; Quảng Nam giảm 66,5%; Kiên Giang giảm 64,7%; Đà Nẵng giảm 63,6%; Cần Thơ giảm 55,4%; Quảng Ninh giảm 54,9%; Hà Nội giảm 42,2%; Bình Định giảm 41,9%; Thanh Hóa giảm 40%; Hải Phòng giảm 38%.

Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng ước tính đạt 335,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng mức và giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh thu của Khánh Hòa giảm 69,8%; Đà Nẵng giảm 17,5%; Bình Định giảm 12,9%; Thanh Hóa giảm 12,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 9,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 8,4%; Hà Nội giảm 5,8%; Cần Thơ giảm 5,1%; Hải Phòng giảm 2,7%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.