Công ty dược Trung Quốc đền bù 1,3 tỷ USD sau vụ vắcxin rởm

Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh bị phạt 9,1 tỷ tệ (tương đương 1,3 tỷ USD) do sản xuất vắcxin kém chất lượng và làm giả giấy tờ. 

Công ty dược Trung Quốc đền bù 1,3 tỷ USD sau vụ vắcxin rởm

Theo SCMP, quyết định trên được đưa ra trong tuyên bố chung ngày 17/10 của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc, Ủy ban Kế hoạch Gia đình và Sức khỏe và giới chức tỉnh Cát Lâm, nơi Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh đặt trụ sở.

Ngoài tiền phạt, Công ty Sinh học Trường Sinh còn phải đền bù thêm nếu có người bị suy giảm sức khỏe do vắcxin phòng dại kém chất lượng. Cụ thể, mức bồi thường cao nhất là 650.000 tệ dành cho gia đình có người tử vong vì bệnh dại sau khi tiêm vắcxin. Người bị liệt hoặc cần chăm sóc lâu dài lần lượt được chi trả 500.000 và 200.000 tệ. 

Một viên chức đang kiểm tra vắcxin phòng dại ở huyện Dung An, Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Ảnh: AFP.

Một viên chức đang kiểm tra vắcxin phòng dại ở huyện Dung An, Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.

Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh là nhà sản xuất vắcxin lớn thứ hai ở Trung Quốc. Tháng 7/2018, công ty này bị phát hiện làm giả giấy tờ từ năm 2014 và sử dụng nguyên liệu quá hạn, trộn lẫn các lô sản phẩm, tung ra thị trường ít nhất 113.000 liều vắcxin phòng dại kém chất lượng. 

Bên cạnh đó, Trường Sinh bán 252.600 liều văcxin DPT phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván không đảm bảo cho Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh Sơn Đông, cơ quan y tế công của tỉnh Sơn Đông chịu trách nhiệm về sức khỏe của 100 triệu dân.

Sau bê bối trên, giám đốc điều hành của Trường Sinh cùng 14 lãnh đạo cấp cao đã bị bắt giữ để phục vụ điều tra. Mọi sản phẩm vắcxin do công ty này sản xuất bị thu hồi khỏi thị trường trong và ngoài nước.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.