Công trình nguồn vốn nước ngoài… dùng đất lậu để trục lợi

Công trình nguồn vốn nước ngoài… dùng đất lậu để trục lợi

Doanh nghiệp tự ý sử dụng đất lậu

Được biết dự án công trình đường giao thông nông thôn xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn thuộc dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã bị ảnh hưởng bởi ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh”, vay vốn Qũy phát triển Ả Rập Xê Út.

Dự án do ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với chiều dài L=2433,87m, tổng mức vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Được tiến hành khởi công từ tháng 12/2019, dự kiến tháng 8/2020 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.

Dự án này được đảm nhiệm thi công bởi Công ty TNHH Hợp Tiến có địa chỉ tại khối phố Tân Tiến, P. Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh, do ông Từ Trọng Minh làm giám đốc.

Mỗi ngày có hàng chục xe chạy ra vào điểm lấy đất.
Mỗi ngày có hàng chục xe chạy ra vào điểm lấy đất. 

Theo phản ánh của người dân địa phương về việc đơn vị thi công tuyến đường giao thông nông thôn này có dấu hiệu gian lận trong quá trình thi công. Có mặt tại khu vực đồi cạnh hội quán thôn Tân Tiến, một máy xúc cỡ lớn liên tục đào bới đất và chất đầy lên từng đoàn xe tải. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng chục lượt xe tải rầm rập ra vào chở đất lậu.

Bám theo những chiếc này, chúng tôi phát hiện đúng như người dân phản ánh. Những chiếc xe tải này vừa ra khỏi vị trí khai thác đất đã chạy thẳng đến đổ cho công trình đang thi công đường giao thông trên địa bàn. Trên công trường, ước tính có đến cả nghìn m3 đất đã được san gạt phục vụ dự án.

Để nắm rõ thực hư sự việc, chúng tôi trao đổi với ông Nguyễn Khắc Việt, Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, ông Việt thừa nhận có việc doanh nghiệp và cán bộ thôn lấy đất hạ mặt bằng để nâng cấp hội quán thôn, đổ tại công trình giao thông đang thi công trên địa bàn.

Qua tìm hiểu, công trình đường giao thông này được thiết kế, quy hoạch lấy đất tại mỏ Sơn Bình, cách đó khoảng 12km. “Việc tự ý lấy đất ở đây để đổ công trình là lấy đất lậu”, một cán bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh khẳng định.

Chủ đầu tư không hề hay biết?

Để làm rõ vấn đề, PV đã làm việc với Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Thế Nam, phụ trách dự án đường giao thông nông thôn xã Sơn Tiến cho biết, theo quy hoạch thiết kế thì đất đổ công trình này phải được lấy từ mỏ đất Sơn Bình, cách đó 12km.

Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc đất đổ công trình được lấy tại địa phương thì ông Nam cho hay, “Đến thời điểm hiện nay anh em, đại diện cho ban có đơn vị giám sát 24/24 là phải có mặt trong quá trình nhà thầu thi công, cũng không thấy báo cáo những nội dung về việc đất xa”.

Xe chở ngang nhiên không bưng bạt, gây ô nhiễm môi trường
 Xe chở ngang nhiên không bưng bạt, gây ô nhiễm môi trường

Việc nhà thầu đã tự ý lấy đất không đúng theo thiết kế, nhưng chủ đầu tư không hề hay biết được ông Nam trả lời: Việc lấy đất đổ công trình phải đúng theo hồ sơ thiết kế. Có nghĩa ông phải lấy đất đúng mỏ, còn lấy ở các vị trí khác là phải được phê duyệt lại toàn bộ hồ sơ, tính toán lại đơn giá, ký lại phụ lục hợp đồng”.

“Trường hợp tại Sơn Bình có vấn đề mà không lấy được đất thì ta phải tiến hành thí nghiệm đầy đủ ở các mỏ đất khác, còn xa hơn thì tính thêm tiền cho đơn vị thi công, trường hợp mỏ gần thì phải điều chỉnh thiết kế, dự toán phê duyệt phải được thẩm định và phải ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh và giảm tiền thanh toán bên phía thi công xuống, đó là nguyên tắc. Đến thời điểm này xã cũng chưa làm việc với Ban về nội dung này” – ông Nam nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.