Công nhận chứng chỉ ngoại ngữ: Các trường đại học bắt nhịp

GD&TĐ - Để xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cho sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học đã cụ thể hóa yêu cầu về chuẩn trình độ ngoại ngữ.

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.
Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nhiều trường còn quy định chi tiết đến từng ngành học và thông báo công khai công thức quy đổi điểm ngoại ngữ.

Chấp nhận quy đổi

Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) đã ban hành Quy định chuẩn đầu ra Ngoại ngữ và tin học đối với sinh viên đại học chính quy. ThS Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo cho biết, chuẩn này được áp dụng khi xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cho sinh viên. Tuy nhiên, không áp dụng đối với sinh viên văn bằng 2 chính quy và sinh viên là người nước ngoài.

Theo Quyết định số 785/QĐ-ĐHKTQD của Trường ĐH Kinh tế quốc dân do PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường ký, sinh viên tốt nghiệp các ngành, chương trình đào tạo ở bậc đại học của trường phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ với mức tối thiểu như sau:

Các chương trình đào tạo đặc thù khác (nếu có) có thể quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ riêng nhưng không được thấp hơn quy định trên. Nếu sinh viên có văn bằng phổ thông quốc tế, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong nước, nước ngoài ngành Ngôn ngữ Anh hoặc ngôn ngữ sử dụng toàn phần trong đào tạo là tiếng Anh thì được công nhận chuẩn đầu ra ngoại ngữ của trường.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng quy định điều kiện đăng ký miễn học, miễn thi, quy đổi điểm và xét đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ được áp dụng đối với sinh viên có chứng chỉ quốc tế hoặc văn bằng đáp ứng chuẩn đầu ra. Điều kiện miễn học, miễn thi, quy đổi điểm các học phần ngoại ngữ cho từng chương trình đào tạo được quy định chi tiết. Cụ thể:

Xem xét miễn học nếu có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân nghiên cứu, học tập tại thư viện của trường.

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân nghiên cứu, học tập tại thư viện của trường.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội cho hay, đơn vị đã ký phát hành văn bản quy định về phân loại trình độ đầu vào, chương trình môn học và chuẩn ngoại ngữ yêu cầu đối với sinh viên đại học hệ chính quy.

Theo đó, học phần ngoại ngữ là bắt buộc. Nhà trường sẽ cho sinh viên đăng ký các học phần ngoại ngữ theo kế hoạch học tập chuẩn. Trong quá trình học tập, nếu sinh viên đạt được chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định sẽ được miễn xét học phần ngoại ngữ tương ứng với trình độ đạt được. Chứng chỉ ngoại ngữ để xét miễn học phần phải còn hạn tính tới thời điểm nộp đơn xét miễn.

Ngoài ra, toàn bộ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế phải được thẩm định nguồn gốc và cập nhật mức điểm lên hệ thống phần mềm quản lý đào tạo trước thời điểm nộp đơn xét miễn học phần.

ĐH Bách khoa cũng yêu cầu chuẩn ngoại ngữ theo số lượng tín chỉ tích lũy và chuẩn ngoại ngữ đầu ra được quy định cụ thể cho từng chương trình đào tạo. Kết quả kỳ thi ngoại ngữ nội bộ của ĐH dùng để xét điều kiện chuẩn ngoại ngữ theo tín chỉ tích lũy và chuẩn ngoại ngữ đầu ra.

Riêng với sinh viên thuộc chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo tài năng và hợp tác quốc tế phải có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được xét công nhận đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.

Sinh viên được tham gia các kỳ thi tiếng Anh nội bộ nhiều lần và được công nhận điểm thi cao nhất trong các lần thi. Kết quả này có giá trị công nhận trong vòng 2 năm.

GS.TS Bùi Xuân Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng ký quyết định ban hành quy định về chuẩn trình độ ngoại ngữ cho sinh viên đại học hệ chính quy.

Theo đó, đối với sinh viên từ năm 2023 trở về trước, để được công nhận tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ tương đương bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. Đối với sinh viên tốt nghiệp từ năm 2024 trở đi, để được công nhận tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tương đương trình độ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Theo GS.TS Bùi Xuân Nam, nội dung kiểm tra, đánh giá chuẩn đầu ra Ngoại ngữ tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Sinh viên thuộc chương trình tiên tiến thực hiện theo Quyết định số 1505/QĐ-TTg ngày 15/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học ở Việt Nam và theo quy định của nhà trường.

Cụ thể, để được công nhận tốt nghiệp, sinh viên phải có một số chứng chỉ sau: IELTS đạt từ 5.5 trở lên; TOEIC (L&R) đạt từ 660 trở lên; TOEFL (IPT) đạt từ 550 trở lên; TOEFL (IBT) phải đạt từ 65 trở lên hoặc tương đương.

Sinh viên thuộc chương trình chất lượng cao thực hiện theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ GD&ĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Để được công nhận tốt nghiệp, người học phải đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng đưa ra mức so sánh tương đương và mức điểm quy đổi khi xét miễn học các học phần tiếng Anh từ khóa 64 trở về trước. Cụ thể như sau:

Mức so sánh tương đương và mức điểm quy đổi khi xét miễn học các học phần tiếng Anh từ khóa 65 trở về sau:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ