Công nghiệp hỗ trợ cần 'trợ lực'

GD&TĐ - Theo đánh giá của chuyên gia, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế và chưa phát triển theo kỳ vọng.

Việt Nam đang rất yếu ngành sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng linh kiện để hỗ trợ sản xuất. Ảnh minh họa
Việt Nam đang rất yếu ngành sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng linh kiện để hỗ trợ sản xuất. Ảnh minh họa

Khó tiếp cận nguồn vốn

Hiện, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày - túi xách, lắp ráp ô tô, điện tử... nhưng lại đang rất yếu ngành sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng linh kiện để hỗ trợ sản xuất. Chính vì thế, các ngành trên phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu khiến sản xuất bị động, chi phí cao.

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cho biết, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021, tăng 5,74%)”.

Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Trong phạm vi cả nước, có tới 61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và nhiều địa phương tăng ở mức rất cao, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Phước…

Tuy vậy, ông Ngô Khải Hoàn cũng thừa nhận, sản xuất công nghiệp trong nước vẫn có những hạn chế, khó khăn nhất định với các “điểm nghẽn”, mặc dù đã từng bước được khắc phục nhưng còn chậm, chưa mang tính đột phá. Cụ thể gồm 4 điểm nghẽn chính như nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI; Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao.

Bên cạnh đó, các công đoạn có giá trị gia tăng cao như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế, marketing vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI nắm giữ. Đồng thời, năng lực của các doanh nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng rất hạn chế.

Ngoài ra, trình độ công nghệ còn chậm được cải thiện trong thời gian gần đây. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong nước đối với cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức thấp.

Thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA), hiện tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô đạt khoảng 5 - 20%; điện tử 5 - 10%; da giày, dệt may 30%; cơ khí chế tạo tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15 - 20%. Việc tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thấp dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD. Riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 35 - 50 tỷ USD.

Lý giải nguyên nhân khiến ngành này ở Việt Nam chậm lớn, nhiều doanh nghiệp cho rằng, khi muốn phát triển sản xuất kinh doanh, họ lại gặp khó khăn trong việc tiệm cận nguồn vốn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) Trương Thị Chí Bình nêu rõ, hiện hầu hết nguyên liệu công nghiệp hỗ trợ nhập khẩu. Trong khi doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất 7,5 - 8,5%/năm, còn nhiều nước trên thế giới chỉ 1%, cao nhất khoảng 4 - 5%/năm. Việc doanh nghiệp vay vốn lãi suất cao dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn ít nhất 20% so với giá hàng ngoại nhập, nên khó kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Cần “trợ lực” của Nhà nước

Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển đòi hỏi phải có “trợ lực” của Nhà nước thông qua hệ thống chính sách đồng bộ, ổn định giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch HANSIBA Lê Quý Khả kiến nghị các bộ, ngành cần khuyến khích công ty đa quốc gia, công ty FDI thực hiện nội địa hóa thông qua những chính sách khuyến khích về thuế, lao động, nghiên cứu phát triển... Đồng thời tạo thuận lợi đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, liên kết giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung, công nghiệp chế tạo nói riêng với công ty nước ngoài...

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) Đào Phan Long nêu rõ, Chính phủ cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ để trình Quốc hội và ban hành trong thời gian nhanh nhất. Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, quyết tâm đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đạt tỷ trọng 5 - 10% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam.

Một số chuyên gia cũng đề xuất Chính phủ và doanh nghiệp cùng song hành lấy cách mạng công nghiệp 4.0 để đi thẳng vào mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao... Muốn làm được điều này, cần cho phép các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được tiếp cận vay vốn ODA để đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, công nghệ cao. Đồng thời, quy định chi tiết từng vùng kinh tế để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chuyên sâu ngành này.

Để công nghiệp hỗ trợ phát triển đột phá, Chính phủ cần yêu cầu các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam phải nội địa hoá từng năm. Đồng thời, đặt hàng doanh nghiệp Việt cung cấp linh kiện qua đó hưởng những chính sách hỗ trợ thuế của Việt Nam tương ứng với tỷ lệ % đặt hàng nội địa hoá.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, TP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Bên cạnh đó, song hành cùng doanh nghiệp trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt TP Hà Nội xây dựng quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: “Muốn đi nhanh hơn, dài hơn, VCCI sẽ luôn sát cánh vì sự phát triển của nền công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Trên tinh thần cùng hợp tác vì lợi ích chung, với những sản phẩm đã và đang có, với dư địa cho sự phát triển chung, chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Mục đích nhằm đảm bảo gia tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được mọi yêu cầu của mạng lưới sản xuất”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.