Công nghiệp bán dẫn: Sẵn sàng đón nhận làn gió mới

GD&TĐ - Việt Nam đã hội tụ đủ các điều kiện để đón nhận nhà đầu tư trên toàn cầu về lĩnh vực ngành công nghiệp bán dẫn.

Phát triển công nghiệp bán dẫn sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng vượt bậc.
Phát triển công nghiệp bán dẫn sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng vượt bậc.

Hội tụ đủ điều kiện

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu nước ta trở thành trung tâm bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử đến năm 2040.

Chủ tịch SEMI Đông Nam Á, bà Linda Tan cho biết: SEMIExpo Vietnam 2024 là một sự kiện quan trọng đối với Việt Nam vì đây là một quốc gia mới nổi trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và tập trung phát triển hệ sinh thái bán dẫn vững mạnh, Việt Nam sẵn sàng đóng góp đáng kể vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ông Dũng, mục tiêu của Việt Nam không chỉ là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mà còn hướng tới xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tiên tiến, hấp dẫn của khu vực và thế giới, giúp Việt Nam tự chủ và phát triển bền vững trong lĩnh vực này.

Bộ KH&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn của Việt Nam. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên, 1.300 giảng viên được đào tạo chuyên sâu về bán dẫn, xây dựng các phòng thí nghiệm cấp quốc gia và cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ KH&ĐT đã chủ động triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn, phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan đồng hành cùng các doanh nghiệp, các trường đại học hàng đầu trong nước và quốc tế để đưa các chương trình đào tạo và phần mềm hiện đại nhất vào giảng dạy.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn như Cadence, Synosyps, Qorvo, Siemens, Marvell, ARM, Samsung… đang đầu tư và tham gia hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn. Việt Nam đang là đối tác lớn của các tập đoàn công nghệ trên thế giới như Google, Meta, Amazone…

Bộ KH&ĐT cùng với Đại học bang Arizona (Hoa Kỳ) đang triển khai chương trình với mục tiêu đào tạo hơn 4.000 kỹ sư đóng gói, kiểm thử vi mạch từ nay đến hết năm 2025.

Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hoa Kỳ, châu Âu… hợp tác cùng Việt Nam đào tạo nhân lực, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Hoa Kỳ lựa chọn Việt Nam là một trong 6 quốc gia trên thế giới tham gia Quỹ Đổi mới sáng tạo và An ninh công nghệ (ITSI).

“Chúng tôi tin tưởng rằng, với nền tảng đào tạo trình độ cao và sự tham gia của các đối tác uy tín, mỗi sinh viên, mỗi kỹ sư sẽ là một viên gạch xây dựng nên tòa nhà công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đã hội tụ đủ điều kiện, sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

“Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban thể hiện sự đồng hành của người đứng đầu Chính phủ trong phát triển công nghiệp bán dẫn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Trong năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn.

Triển vọng tăng trưởng

Theo dự báo của Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI), thị trường bán dẫn Việt Nam ước sẽ đạt khoảng 7,01 tỷ USD vào năm 2028, tốc độ tăng trưởng khoảng 6,69%/năm trong giai đoạn 2023 – 2028.

Trong xu thế ngành bán dẫn toàn cầu tiếp tục phát triển, SEMI nhận định Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng trong ngành bán dẫn, thu hút những doanh nghiệp công nghệ “khổng lồ” đổ bộ vào đầu tư, kỳ vọng về sự tăng trưởng lớn.

Mới đây, tại sự kiện Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn SemiExpo Việt Nam 2024, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

“Ngành công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử dùng để sản xuất ra các sản phẩm phức tạp. Trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ sau đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị trên thế giới, cũng như để tận dụng nguồn nhân nhân lực dồi dào, các công ty bắt đầu chuyển hướng đến các nước có thế mạnh trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam”, ông Huy nói.

Theo ông Huy, thúc đẩy hợp tác quốc tế là nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kết nối đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, thu hút đầu tư từ những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn.

Tại sự kiện Đổi mới sáng tạo Quốc gia có sự hiện diện những tên tuổi hàng đầu trong làng công nghệ gồm: Ông Nick Clegg, Chủ tịch Tập đoàn Meta phụ trách các vấn đề toàn cầu, ông Raymond The, Phó Chủ tịch cấp cao toàn cầu Tập đoàn Nvidia, bà Becky Fraser, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu, Tập đoàn Qualcomm và lãnh đạo cấp cao điều hành từ AMD, Intel, Qorvo, Samsung. Đây là những “gã khổng lồ” về công nghệ, chip bán dẫn đang đặt những nền móng đầu tiên tại Việt Nam với những bản hợp đồng lên tới nhiều tỷ USD.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.