Công nghệ thông tin - “kiến trúc sư” mở rộng không gian lớp học

GD&TĐ - Khi 100% giáo viên và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin thì môi trường được mở rộng, vượt khỏi công thức 2-4-8: 2 bìa quyển sách, 4 bức tường và 8 giờ học.

TS. Trần Bá Trình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Giảng viên Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các vị Giám khảo cuộc thi.
TS. Trần Bá Trình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Giảng viên Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các vị Giám khảo cuộc thi.

Học sinh là trung tâm, giáo viên là người dẫn dắt

 “Làm chủ công nghệ” và “tạo ra sự thay đổi” là hai tiêu chí của cuộc thi Giáo viên sáng tạo 2020-2021 ((WiTeach) với chủ đề “Master the change in Education”.

Là người “cầm cân nảy mực” trong các cuộc thi “Giáo viên sáng tạo” từ năm 2012 đến nay, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng -  nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng BTC Cuộc thi Giáo viên Sáng tạo trên Nền tảng CNTT của Bộ GD&ĐT cho rằng:

“Cụm từ “giáo viên truyền thụ kiến thức” không còn hợp thời. Bởi trong thế kỷ 21, nếu chỉ quan tâm đến kiến thức thôi thì không đủ. Kiến thức, kỹ năng, thái độ… chỉ là một trong những thành tố tạo nên năng lực của học sinh”.

Cô Thúy Hồng lấy ví dụ về dự án “N điều kỳ diệu” do các thầy cô Tổ Ngữ văn Trường THPT Wellspring và các học sinh sáng tạo.

Sản phẩm của dự án là những vở kịch, bài hát chuyển thể, các tác phẩm thơ, truyện... do học sinh sáng tác được lấy cảm hứng từ các văn bản đã được học, ngay trong mỗi bài giảng của thầy cô trên lớp hoặc từ thực tế cuộc sống.

Theo cô Thúy Hồng: “Mỗi môn học lại có một năng lực đặc thù, trong dự án Ngữ Văn “N điều kỳ diệu”, học sinh đã rèn luyện được năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ”.

Có thể thấy được rằng, một nền giáo dục hướng đến sự thực chất, lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi và phát triển vì sự tiến bộ của học sinh thì cần giúp học sinh nâng cao năng lực. Đó là khi các học sinh có thể vận dụng được tất cả kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự nhạy cảm, kinh nghiệm, trải nghiệm… để giải quyết các tình huống học tập trong nhà trường và tình huống cuộc sống.

Cô Lê Tuệ Minh cùng Ban Giám khảo cuộc thi WiTeach 2020-2021 tham quan triển lãm 63 dự án sáng tạo lọt vào Vòng Chung kết.

Cô Lê Tuệ Minh cùng Ban Giám khảo cuộc thi WiTeach 2020-2021 tham quan triển lãm 63 dự án sáng tạo lọt vào Vòng Chung kết.

Công nghệ thông tin “chắp cánh” cho thế hệ công dân toàn cầu

Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, môi trường học tập của thầy cô và học sinh Trường PTSNLC Wellspring và PTLC Edison không còn gói gọn trong không gian lớp học mà còn được mở rộng đến bất ngờ. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng “cái khó ló cái khôn”, thầy cô và học sinh đã làm chủ tình huống, đưa ra các sáng kiến học tập mới.

Dự án “WISHers tự lập” được khởi xướng bởi các thầy cô Tổ Kỹ năng sống trường Trung học Wellspring với mong muốn học sinh khối 8 nói riêng và các bạn học sinh nói chung có cơ hội áp dụng các kiến thức được học trong bộ môn Kỹ năng sống để phát huy khả năng tự lập của bản thân.

Ngoài trải nghiệm ngoại khóa tại siêu thị AEON-MALL để thực hành lên kế hoạch bữa ăn, lựa chọn thực phẩm và quản lý tài chính, việc các thầy cô ứng dụng phương pháp Blended learning còn giúp học sinh được chia sẻ, kết nối với học sinh ở các trường Trung học trên Thế giới để nói về văn hóa ẩm thực của Việt Nam, chế độ dinh dưỡng, kỹ năng giao tiếp bên bàn ăn.

Cũng là một giám khảo của cuộc thi, Tiến sĩ Trần Bá Trình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Giảng viên Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bị thu hút bởi dự án "Màu xanh thực vật" do cô Hoàng Quỳnh Lan, Phạm Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Huyền (Tổ bộ môn Hóa Sinh - Trường THCS Wellspring) sáng tạo.

Theo Tiến sĩ Trần Bá Trình, thông thường muốn dạy học gắn với thực tiễn thì mọi người hướng mong muốn đưa học sinh đi tham quan, trải nghiệm. Nhưng với tình huống COVID-19 diễn biến phức tạp, điều kiện công nghệ số như hiện nay thì việc đó sẽ kinh tế hơn bao giờ hết, nếu ứng dụng những phương thức kết nối tới các đơn vị liên quan, bên ngoài xã hội”.

“Be kind to yourself” - Dự án Giải Nhất hạng mục Không Gian Kết Nối do nhóm giáo viên Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh, Phạm Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Châu, Phạm Lê Phương Mai, Trường PTSNLC Wellspring thực hiện.

“Be kind to yourself” - Dự án Giải Nhất hạng mục Không Gian Kết Nối do nhóm giáo viên Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh, Phạm Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Châu, Phạm Lê Phương Mai, Trường PTSNLC Wellspring thực hiện.

Trong dự án “Màu xanh thực vật”, học sinh được trải nghiệm chuyến tham quan Bảo tàng Rừng qua livestream và biết thêm nhiều kiến thức thú vị khi giao lưu, hỏi đáp trực tiếp với các chuyên gia.

Tiến sĩ Trần Bá Trình nhấn mạnh: “Nếu chúng ta muốn xây dựng một giá trị, đóng góp và sự phát triển giáo dục thì phải thông qua những hành động cụ thể.

Những hoạt động như cuộc thi giáo viên sáng tạo (WiTeach) là một trong những hành động cụ thể như thế, cần tổ chức thường xuyên, liên tục để thầy cô và học sinh chuyển từ nhận thức sáng tạo thành hành động sáng tạo, từ hành động thành thói quen, từ thói quen sáng tạo ấy sẽ lan tỏa thành những giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội”.

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Trần Bá Trình, cô Lê Tuệ Minh Thạc sĩ Quản lý Dự án Giáo dục - Đồng sáng lập, Tổng Hiệu trưởng hai Hệ thống Trường PTSNLC Wellspring và Trường PTLC Edison bày tỏ:

“Nhà trường luôn khuyến khích thầy cô và học sinh thực hiện các dự án học tập, việc học sinh làm dự án sẽ hình thành năng lực chủ động, biến năng lực thành hành động chủ động giải quyết vấn đề, hợp tác, làm chủ công nghệ thông tin, vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế”.

Cô Tuệ Minh tâm huyết xây dựng môi trường giáo dục trang bị cho học sinh đầy đủ những kỹ năng và năng lực của thế kỷ XXI. Đó chính là bài toán đặt ra cho tất cả giáo viên hiện nay: Dùng những phương tiện, công cụ, đặc biệt là công nghệ để có thể khắc phục những vấn đề hiện tại.

Thầy cô đồng hành học sinh thể sử dụng công nghệ vượt qua khỏi không không gian và thời gian của lớp học, từ đó kết nối được các ngôi trường trong nước với quốc tế, kết nối học sinh với học sinh, gia đình, xã hội, các chuyên gia, các nguồn lực cần thiết, làm nền tảng cho giao lưu tri thức, sự tiến bộ, kiến thiết một tương lai tốt đẹp hơn.

Hơn 400 giáo viên và học sinh Trường PTSNLC Wellspring và PTLC Edison cùng các chuyên gia Giáo dục đã hội tụ về Chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo năm học 2020 – 2021” (WiTeach) với chủ đề “Master the Change in Education”. Cuộc thi gồm 3 nội dung chính: Tiết dạy tích cực (Tiểu học)/ Lớp học kết hợp (Trung học), Không gian kết nối và Môi trường sáng tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.