Công nghệ hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh ung thư

GD&TĐ - Phương pháp hình ảnh y khoa nào là cách tốt nhất để phát hiện bệnh ung thư? Câu hỏi này luôn được hỏi và tiếp tục làm lu mờ suy nghĩ của nhiều người.

Các phương pháp chụp hình ảnh rất quan trọng để xem chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể bạn. Ảnh nguồn: Photos.com.
Các phương pháp chụp hình ảnh rất quan trọng để xem chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể bạn. Ảnh nguồn: Photos.com.

Đầu tiên và trên hết phải nói thẳng luôn là “không có phương pháp hình ảnh phổ quát nào lại có thể phát hiện mọi thứ”. Quan trọng nhất là phải biết được các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn (nếu có bệnh), cơ quan nội tạng nào có liên quan, cần thiết đánh giá. Vậy tại sao lại cần thiết xây dựng hình ảnh trong khám chữa bệnh?

Hình ảnh y học hạt nhân (PET)

Trong lĩnh vực y học hạt nhân, bác sĩ thường được hỏi: nếu như chụp hình ảnh y học hạt nhân có còn phù hợp khi chúng ta đang có những phương pháp hình ảnh tốt khác?

Câu trả lời rất đơn giản: Chụp hình ảnh y học hạt nhân có thế mạnh về chụp hình ảnh chức năng. Trong hình ảnh y học hạt nhân, một lượng nhỏ chất phóng xạ được sử dụng độc lập hay kết hợp với các dược phẩm đặc biệt nhằm trực quan hóa cơ quan nội tạng muốn quan tâm.

Nếu bác sĩ cần đánh giá hệ xương, họ sẽ sử dụng một phương pháp quét xương bức xạ gọi là Technetium-99m methylenediphosphonate (Tc-99m MDP). Dược phẩm bức xạ này sẽ được phân phối ngay trong xương theo một cách mà có bất kỳ sự bất thường nào như tăng hoặc giảm trong xương đều sẽ được phát hiện.

Thực vậy, Tc-99m MDP nhạy cảm đến mức mà chỉ cần 5% thay đổi trong xương cũng có thể bị phát hiện ra, so với tỷ lệ 40% - 50% bằng cách chụp X quang thông thường hay quét CT. Và phát hiện sớm đồng nghĩa sẽ có can thiệp kịp thời.

Y học hạt nhân là một kỹ thuật rất độc đáo vì một số chất bức xạ không những dùng để trị bệnh mà còn cung cấp các hình ảnh cùng lúc, vì lẽ đó thuật ngữ “theranostic” (Chẩn trị kết hợp – BV Bạch Mai, Hà Nội) là một từ kết hợp của “therapy” (điều trị) và “diagnostic” (chẩn đoán).

Lấy ví dụ như bức xạ iodine-131 không chỉ dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả mà hình ảnh của sự phân bổ ung thư cũng được tạo ra rõ nét, nói nôm na thì đây là chiêu “nhất tiễn song điêu”.

Công nghệ hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh ung thư ảnh 1
  • Quét PET vùng đầu. Kỹ thuật chụp hình ảnh y học hạt nhân này có độ nhạy cao trong việc phát hiện ung thư. Ảnh nguồn: AFP

Ưu và nhược điểm của (PET)

Hình ảnh PET hiện tại là một phương pháp được xem là tiên tiến trong quản lý bệnh ung thư. Cho dù dùng CT hay MRI (PET/CT hay PET/MRI), nhưng độ nhạy cao trong phát hiện các căn bệnh ung thư và xác định mức độ của hoạt động trao đổi chất trong ung thư là rất hữu dụng cho các bác sĩ lâm sàng.

Mặc dù một số bệnh nhân ung thư đã chết sau điều trị, nhưng khía cạnh vật lý của ung thư vẫn có thể được thấy trong phương pháp chụp X quang thông thường và CT trong một thời gian ngắn. Khi đối phó với các căn bệnh ung thư, thời gian là tiên quyết và bất kỳ hoạt động trao đổi chất liên quan đến bệnh cũng nên được xử lý nhanh chóng.

Vì lẽ đó, thông tin về hoạt động trao đổi chất của khối u lại rất hữu ích: Không có hoạt động trao đổi chất nghĩa là mô đã chết.

Hơn nữa, chất bức xạ có thể được sử dụng an toàn ở những bệnh nhân bị suy thận mà không làm bệnh suy giảm thêm. Một lần nữa PET/CT hay PET/MRI không phải là phương pháp hình ảnh cuối cùng.

Đang có những hạn chế trong việc dùng PET vì không phải tất cả các khối u đều hấp thụ chất bức xạ và nó sẽ hình thành mặt nạ khi các tế bào bình thường hấp thụ sinh lý.

Nỗi sợ về các chất bức xạ ngay trong cơ thể cũng là yếu tố ngăn cản chính ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, với việc tư vấn phù hợp, bệnh nhân ung thư sẽ nhận ra rằng chất bức xạ dùng để điều trị sẽ phân rã theo cấp số nhân và rửa trôi khỏi cơ thể cũng tương tự như bất kỳ sự tương phản hình ảnh y tế nào khác.

Công nghệ hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh ung thư ảnh 2
  • Siêu âm là một trong các phương pháp chụp hình ảnh thông dung cho sản phụ khi họ có thể thường xuyên nắm bắt sức khỏe của thai nhi. Ảnh nguồn: AFP.

Cần thiết của chụp hình ảnh

Các bệnh nhân dùng chụp tia X, quét CT và chụp hình ảnh y học hạt nhân bao gồm PET/CT và PET/MRI đều có khả năng phơi nhiễm các bức độ bức xạ. May sao tiến bộ công nghệ đã làm giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm bức xạ xuống mức thấp nhất có thể so với cách đây nhiều năm. Ngay cả khi phơi nhiễm bức xạ là rất nhỏ, nhưng nhiều người vẫn mơ hồ sợ hãi và vô hình làm trầm trọng căn bệnh ung thư mà họ đang sống chung.

Trên thực tế, phơi nhiễm bức xạ từ hình ảnh y học là không đáng kể trong quá trình điều trị y tế. Viện phí cũng là một gánh nặng. Chụp hình ảnh càng đắt tiền, bệnh nhân càng tìm cách tránh nó. Nhưng chụp hình ảnh đắt tiền cũng giống như người ta xài điện thoại thông minh, thông số kỹ thuật của điện thoại càng tốt thì nó càng đắt.

Chụp hình ảnh y học hạt nhân tương đối tốn kém do máy quét cũng như chất bức xạ cần để chụp, mà những chất bức xạ này lại phải được đặt hàng đặc biệt và không có sẵn.

Sau rốt, bệnh nhân cần phải hiểu rằng các bác sĩ sẽ chọn những phương pháp hình ảnh để giúp chẩn đoán, lập kế hoạch, đánh giá và theo dõi các điều kiện của bệnh nhân. Rủi ro và lợi ích của mỗi hình ảnh luôn được đánh giá cẩn thận trước khi bệnh nhân tiếp cận với chúng.

Mỗi bệnh nhân chỉ có 1 mạng, và không ai bệnh giống nhau. Trong thời đại của y học chính xác, không có hình ảnh nào phù hợp cho mọi thứ. Để đạt được cách điều trị tốt nhất, quan trọng là điều chỉnh cách điều trị sao cho phù hợp với mỗi bệnh nhân và tình trạng bệnh của họ.

Nếu chưa yên tâm, hãy mạnh dạn hỏi thẳng bác sĩ điều trị. Xin trích dẫn một câu ngạn ngữ của triết gia người Mỹ - Ralph Waldo Emerson: “Chớ phí đời vào những hoài nghi và nước mắt!”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ